Tin tức
Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?
- 20/11/2019 | Bất ngờ phát hiện bệnh nhờ khám sức khỏe định kỳ
- 20/11/2019 | 5 lợi ích “quý hơn vàng” của khám sức khỏe định kỳ
- 20/11/2019 | Những lưu ý không thể bỏ qua khi khám sức khỏe định kỳ
1. Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?
Khám sức khỏe là cách để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của một cá nhân bằng cách đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bằng cách này, người bệnh cũng sẽ được phát hiện bệnh lý nếu có.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm
Dựa vào những yếu tố như độ tuổi, giới tính, bạn sẽ được tư vấn những gói khám phù hợp. Mỗi gói khám cũng như quy trình khám sẽ được các bác sĩ thiết kế để phù hợp với thể trạng, lứa tuổi bệnh nhân nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, một gói khám sức khỏe sẽ bao gồm những bước sau:
Khám lâm sàng tổng quát
Khám lâm sàng là bước đầu tiên và không thể bỏ qua. Trước hết, bạn sẽ được đo cân nặng, chiều cao để đánh giá chỉ số (BMI) cơ thể. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện các hệ cơ quan trong cơ thể, từ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, hệ thần kinh,…
Bằng cách này, bác sĩ sẽ nhận biết được những thay đổi bất thường trong cơ thể của bạn. Tùy vào nhu cầu của mỗi trường hợp hoặc nếu nghi ngờ có bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu đăng ký khám thêm những chuyên khoa khác.
Xét nghiệm
Y học ngày càng phát triển và chỉ với những xét nghiệm cơ bản, các bác sĩ cũng có thể biết được chính xác một số bệnh lý đang xảy ra trong cơ thể bạn, mặc dù bên ngoài bạn có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Với gói khám sức khỏe định kỳ, khách hàng sẽ được thực hiện một số xét nghiệm máu cơ bản và xét nghiệm nước tiểu để được đánh giá về tình trạng sức khỏe. Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu đều rất đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.
Xét nghiệm máu
Hầu hết những người khám sức khỏe đều không thể bỏ qua xét nghiệm máu. Chuyên gia đánh giá, xét nghiệm máu là loại xét nghiệm cơ bản và rất quan trọng để cung cấp thông tin về thành phần máu, về những bất thường trong tế bào máu và các bệnh lý cơ bản như thiếu máu cũng như các bệnh lý ác tính về máu.
Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh hóa máu cũng thường được chỉ định thực hiện. Mục đích của xét nghiệm này là để cung cấp các chỉ số đánh giá khả năng hoạt động của các chức năng quan trọng trong cơ thể
Chẳng hạn, các chỉ số AST, ALT, GGT, định lượng Bilirubin để đánh giá chức năng gan mật. Chỉ số Ure, Creatinin để đánh giá chức năng thận. Ngoài ra còn có, xét nghiệm mỡ máu bao gồm cholesterol, Triglycerid và xét nghiệm Gout qua Acid Uric,...
Xét nghiệm nước tiểu
Đây cũng là một xét nghiệm cơ bản được yêu cầu thực hiện khi tham gia gói khám sức khỏe định kỳ. Những thông số có được khi xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết về người bệnh có đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu hay không, có đang mắc các bệnh lý về thận hay không. Một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác cũng có thể được phát hiện khi kiểm tra nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra chức năng hệ thận - tiết niệu
Các xét nghiệm khác: Với mỗi gói khám khác nhau và nhu cầu khác nhau, khách hàng sẽ làm thêm các xét nghiệm khác nhau. Cụ thể, một số gói khám cao cấp hơn, bạn sẽ được làm thêm xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm chức năng tuyến giáp hay tầm soát ung thư gan, ung thư cổ tử cung,…
Chẩn đoán hình ảnh
Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp X - quang tim phổi với các gói sức khỏe cơ bản định kỳ. Bên cạnh đó, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X - quang các vị trí khác để chẩn đoán bệnh, nếu bạn có nhu cầu hoặc có dấu hiệu bất thường tại các cơ quan đó.
Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản, nhanh chóng và độ chính xác cao. Khi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ thường chỉ định siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp và siêu âm vú,…
Trong trường hợp, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những kỹ thuật cao như chụp CT-Scanner và chụp cộng hưởng từ MRI,...
Thăm dò chức năng
Các bác sĩ sẽ dựa vào yếu tố nguy cơ của mỗi người để lựa chọn phương pháp thăm dò chức năng phù hợp. Một số phương pháp có thể kể đến như điện não đồ, điện tâm đồ, và đo loãng xoang. Các loại thăm dò chức năng này giúp bạn phát hiện những nguy cơ sức khỏe để chữa trị kịp thời.
2. Một số lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ
Muốn thăm khám sức khỏe định kỳ có được kết quả chính xác nhất, bạn cần chú ý những điều sau:
-
Không ăn sáng và không uống nước ngọt có gas hay một số chất kích thích khác để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu chính xác.
-
Trường hợp, siêu âm ổ bụng, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.
-
Trường hợp nội soi dạ dày, đại tràng cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.
-
Trong kỳ kinh nguyệt không được khám phụ khoa.
-
Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai không chụp X - quang, CT Scanner
Dựa vào độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh để lựa chọn gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp. Trong quá trình thăm khám, nếu bác sĩ có nghi ngờ về một bệnh gì đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm thêm để việc chẩn đoán bệnh được đảm bảo chính xác.
3. Vì sao nên lựa chọn khám sức khỏe định kỳ tại MEDLATEC
Khám sức khỏe định kỳ tại MEDLATEC được thiết kế rất đa dạng theo từng gói khám, từ cơ bản đến cao cấp để phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi cá nhân. Mỗi gói khám đều mang tính khoa học và thiết thực nhằm:
Các gói khám sức khỏe định kỳ tại MEDLATEC được thiết kế rất đa dạng
-
Phát hiện sớm các loại bệnh lý, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị kịp thời cho người bệnh một cách toàn diện nhất.
-
Tầm soát sớm một số bệnh nguy hiểm, như bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa và ung thư.
-
Đội ngũ bác sĩ đều là chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm, trong đó nhiều bác sĩ từng tu nghiệp ở nước ngoài.
-
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.
Mọi chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!