Tin tức
Khi bé sốt cao, cha mẹ cần phải làm những điều gì?
1. Nguyên nhân gây sốt
Trên thực tế, trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt và có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đầu tiên, em bé có thể bị sốt cao vì bị nhiễm trùng, thời điểm này trẻ có hệ miễn dịch yếu nên không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Vì vậy để chống lại nhiễm trùng, cơ thể phải có những cách để phòng vệ tự nhiên. Một trong số những cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người để đối phó với nhiễm trùng chính là sốt.
Trẻ có thể bị sốt do mọc răng hoặc sau khi tiêm vắc xin.
Khi bé sốt cao, cha mẹ thực sự khá lo lắng và muốn biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hiện nay, một số em bé thường bị sốt sau khi thực hiện tiêm phòng vắc xin. Nếu như bé sốt nhẹ và thời gian sốt không kéo dài thì cha mẹ không cần lo lắng quá, đây không phải là hiện tượng bất thường. Bên cạnh đó, hiện tượng sốt nhẹ cũng có thể xuất phát từ việc em bé đang mọc răng. Chúng ta nên chú ý theo dõi sự phát triển của con trẻ để biết được nguyên nhân gây sốt.
Tuy nhiên, bé sốt cao cũng có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý có thể hay gặp ở trẻ em. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao hơn bình thường, tốt nhất chúng ta nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
2. Một số trường hợp bé sốt cao cha mẹ cần biết
Bậc làm cha mẹ tất nhiên sẽ cảm thấy lo lắng khi em bé nhà mình có triệu chứng sốt, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Chúng ta cần phân biệt được lúc nào tình trạng bé sốt cao là nguy hiểm, lúc nào là không nguy hiểm.
2.1. Những trường hợp con bị sốt nhưng cha mẹ không cần quá lo sợ
Con người bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, có thể là từ 38 độ C. Nếu em bé chỉ bị sốt nhẹ, chênh lệch nhiệt độ không quá cao thì bạn có thể yên tâm. Đặc biệt khi tình trạng sốt không kéo dài quá 5 ngày, bé vẫn ngoan, ăn uống đầy đủ, không quấy khóc nhiều. Đây là hiện tượng hay gặp ở các trẻ nhỏ.
Em bé từ 3 tháng tuổi trở lên thỉnh thoảng sẽ bị sốt cao
Ngoài ra, sốt do phản ứng phụ của vắc xin trong 1 - 2 ngày sau tiêm cũng là hiện tượng bình thường của em bé. Hiện tượng này chỉ diễn ra ngắn ngày thì cũng không đáng lo ngại.
2.2. Tình huống bé sốt cao nghiêm trọng mà cha mẹ cần chú ý
Bên cạnh đó, có một số trường hợp bé sốt cao khá nghiêm trọng, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao và đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Trong giai đoạn mới sinh, từ 3 tháng tuổi đến tuổi 3, trẻ rất hay bị sốt cao, nhiệt độ lên đến 39 độ C. Cha mẹ nên theo dõi cẩn thận, phòng ngừa việc trẻ bị viêm màng não (thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi) và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, thời gian sốt kéo dài hơn 5 ngày không dứt thì là tín hiệu thông báo tình trạng sức khỏe đang có vấn đề. Đặc biệt, chúng ta đã cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm ấm mà tình trạng vẫn không hề thuyên giảm. Tình trạng này cần đưa bé đi khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân.
Đối với trẻ sau khi đi tiêm phòng, bé sốt cao đến 39 độ C và kéo dài quá 2 ngày kèm theo những biểu hiện quấy khóc nhiều, bỏ bú thì cần được đưa đi kiểm tra sớm. Trên đây là một số trường hợp bé sốt cao nghiêm trọng mà cha mẹ cần lưu ý theo dõi và sớm cho con đi khám.
3. Một số sai lầm của cha mẹ khi con bị sốt cao
Thấy em bé bị sốt quá cao, cha mẹ nào cũng sốt ruột và tìm mọi cách để hạ cơn sốt, giúp trẻ mau chóng bình phục. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ chưa tìm hiểu rõ các phương pháp hạ sốt mà đã thực hiện, điều này có thể làm tình trạng của con trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
3.1. Lạm dụng thuốc hạ sốt
Một số bậc phụ huynh có quan điểm rằng nếu thấy trẻ bị sốt thì cần cho uống thuốc hạ sốt ngay lập tức, song điều này là không chính xác. Trên thực tế, chỉ khi bé sốt cao chúng ta mới cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Còn trong trường hợp nhiệt độ cơ thể bé dưới 38,5 độ C thì không cần thiết.
Các bậc phụ huynh không nên lạm dụng thuốc quá nhiều.
Đối với những em bé sốt nhẹ, việc đầu tiên các bậc cha mẹ nên làm đó là cho trẻ uống nước nhiều hơn, bỏ bớt quần áo trên cơ thể.
3.2. Uống xen kẽ nhiều loại thuốc hạ sốt
Rất nhiều bậc cha mẹ có tâm lý muốn con nhanh hạ sốt nên cho bé uống kết hợp rất nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc, đó là paracetamol và ibuprofel. Trên thực tế, việc kết hợp uống cả hai loại thuốc trên là điều không nên. Trong trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết gây ra, nếu cha mẹ cho con uống ibuprofel thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, liều lượng và khoảng cách giữa hai lần uống của paracetamol và ibuprofel hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh không biết đều này có thể sẽ cho bé uống thuốc nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo. Việc này là không tốt một chút nào, trẻ có nguy cơ chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
3.3. Chườm lạnh hoặc dán miếng hạ sốt
Thói quen của các bậc phụ huynh khi thấy bé sốt cao đó là chườm lạnh hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt. Thực tế, phương pháp này sẽ giúp tình trẻ con hạ sốt khá nhanh trong khoảng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên. Song, sau thời gian này, khả năng em bé bị sốt trở lại rất cao.
Đặc biệt, nếu như trẻ bị sốt do mắc bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn thì biện pháp chườm lạnh lại phản tác dụng. Cụ thể, em bé trở nên nhạy cảm và dễ bị nhiễm lạnh hơn. Cách tốt nhất bạn nên làm đó là chườm ấm cho bé, tập trung lâu ở trán, hốc nách,... Biện pháp này có tác dụng giúp trẻ hạ sốt nhanh và an toàn.
Cha mẹ nên theo dõi những triệu chứng khi bé sốt cao để chăm sóc và có hướng xử lý phù hợp nhất. Trong trường hợp tình trạng sốt kéo dài kèm theo co giật hoặc trẻ bỏ bú, quấy khóc thì chúng ta phải đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Bạn nhớ tuân thủ theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ nhé.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!