Tin tức

Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ và phát triển khỏe mạnh?

Ngày 16/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chất lượng giấc ngủ quan trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, tình trạng trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ là vấn đề khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ, có một giấc ngủ trọn vẹn và đảm bảo phát triển khỏe mạnh? 

1. Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

1.1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ luôn tỉnh táo, tập trung tốt hơn, giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và cả trí tuệ. Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ luôn vui vẻ, phấn khởi, nhanh nhẹn hơn. Bên cạnh đó, khi ngủ, hormone tăng trưởng trong cơ thể sẽ được sản xuất nhiều hơn, trẻ sẽ tăng chiều cao tốt hơn.

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn tương tác với thế giới xung quanh và phản ứng chậm hơn. Tình trạng thiếu ngủ khiến trẻ dễ cáu gắt, mất tập trung, mà còn gây ra một số bệnh lý, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.

1.2. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Thông thường, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không tuân theo quy luật, trẻ có thể ngủ ngày nhiều hơn ban đêm. Đối với những tuần đầu tiên sau sinh, trẻ có thể ngủ đến 20 giờ và ngủ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Mỗi giấc ngủ của trẻ có thể kéo dài đến 3 giờ hoặc có thể chỉ là một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút.

Trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi cần ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày

Trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi cần ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày

Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ. Giấc ngủ ngày của trẻ sẽ ngắn hơn so với trẻ sơ sinh từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Đối với những trường hợp từ 6 tháng tuổi đến 1 năm tuổi: Đây là thời điểm trẻ đã bắt đầu ngủ theo nhịp sinh học. Trung bình trẻ sẽ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ

Giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Nhiều bố mẹ lo ngại rằng tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ. Tuy nhiên, trước khi khắc phục vấn đề này, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi ngủ. Cụ thể là:

- Do phản xạ tự nhiên: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể có giấc ngủ sâu như ở người lớn, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tháng tuổi rất dễ bị giật mình khi ngủ. Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường vì bé chưa quen với môi trường bên ngoài. Khi các bé lớn hơn, tình trạng này sẽ được cải thiện rõ rệt. Do đó, các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá.

- Tiếng động lớn: Khi phòng ngủ xuất hiện âm thanh, tiếng động lớn, không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng dễ bị giật mình khi ngủ. Do đó, có thể khẳng định rằng, môi trường phòng ngủ quá ồn ào chính là nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.

Thay đổi ánh sáng đột ngột cũng dễ khiến trẻ bị giật mình

Thay đổi ánh sáng đột ngột cũng dễ khiến trẻ bị giật mình

- Do cường độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng phòng ngủ cũng có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của trẻ. Đột ngột thay đổi cường độ ánh sáng phòng ngủ của trẻ cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình.

- Mẹ cử động đột ngột khi đang cho bé bú cũng gây ra tình trạng giật mình ở trẻ.

- Nếu mẹ vừa bế con vừa ru bé ngủ, sau đó đột ngột đặt con xuống giường sẽ khiến cho bé có cảm giác mất thăng bằng và bị giật mình.

- Ngoài ra trẻ có thể bị giật mình khi ngủ do bị một số bệnh như trào ngược dạ dày, thiếu canxi hay bị rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh,…

3. Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ?

Dưới đây là một số phương pháp giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc: “Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ”:

- Tránh thay đổi vị trí của bé: Sự thay đổi vị trí quá đột ngột là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị giật mình khi ngủ. Do đó, nếu muốn đặt con xuống nôi hay giường thì cần nhẹ nhàng, chậm rãi.

Quấn khăn cho trẻ để tránh nguy cơ bị giật mình

Quấn khăn cho trẻ để tránh nguy cơ bị giật mình

- Quấn khăn cho trẻ sơ sinh: Đây là phương pháp rất hiệu quả và được nhiều bố mẹ áp dụng để hạn chế tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh. Với cách quấn khăn cho trẻ, trẻ sẽ có cảm giác như vẫn đang ở trong bụng mẹ, cảm thấy an toàn, ngủ ngon hơn, từ đó hạn chế tình trạng bị giật mình khi ngủ.

- Chuẩn bị phòng ngủ phù hợp cho bé: Mỗi bậc phụ huynh cần chú trọng đến việc chuẩn bị một môi trường ngủ tốt nhất cho trẻ để trẻ có giấc ngủ ngon và không bị giật mình khi ngủ. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

+ Không nên để đèn quá sáng trong phòng ngủ của trẻ.

+ Phòng ngủ của trẻ cần được đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và những tiếng động lớn đột ngột.

+ Mẹ có thể dùng gối ôm, gối nhẹ để chặn người cho trẻ để giảm nguy cơ bị giật mình khi ngủ.

Thông thường trẻ sơ sinh hay bị giật mình ở thời điểm 3 đến 6 tháng đầu. Khi bé lớn hơn, tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ đã áp dụng một số biện pháp mà tình trạng giật mình vẫn không được cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời. Mẹ có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.