Tin tức
Lệch thủy tinh thể: triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Lệch thủy tinh thể là gì?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu cơ bản về cấu tạo của mắt và thủy tinh thể. Mắt là cơ quan phức tạp gồm nhiều bộ phận, mạch máu và dây thần kinh, trong đó có thủy tinh thể làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ tự nhiên. Ánh sáng được mắt tiếp nhận phải qua thủy tinh thể mới có thể hội tụ đúng điểm trên võng mạc, từ đó chúng ta có thể nhìn thấy vật rõ nét.
Lệch thủy tinh thể thường xảy ra sau chấn thương mắt
Nghe đến vai trò như một thấu kính hội tụ, nhiều người cho rằng thủy tinh thể khá phức tạp và cứng. Tuy nhiên thực tế, thủy tinh thể là tổ chức có kích thước nhỏ, không có dây thần kinh cũng như mạch máu. Để nuôi dưỡng thủy tinh thể liên tục, dinh dưỡng được thẩm thấu qua bao của nó.
Thủy tinh thể phải ở vị trí cố định với kích thước phù hợp đủ để ánh sáng mắt nhận được truyền qua hết rồi hội tụ điểm ở võng mạc. Bộ phận có vai trò giữ cố định thủy tinh thể ở vị trí giải phẫu bình thường là dây chằng Zinn, song nó hoàn toàn có thể bị rách, đứt do tổn thương đụng dập vùng mắt. Thực chất dây chằng Zinn là hệ thống cấu trúc các sợi dạng gel, nối liền từ mi đến vùng ngoại biên của thủy tinh thể.
Thủy tinh thể được dây chằng Zinn giữ cố định
Khi dây chằng Zinn bị đứt một phần hoặc toàn phần, thủy tinh thể không được cố định có thể lệch khỏi vị trí hoặc rơi tự do về phía sau vào buồng dịch kính hoặc sa ra phía trước ra phía tiền phòng hoặc ra ngoài nhãn cầu. Lúc này, thị lực của người bệnh sẽ gặp vấn đề tùy vào mức độ lệch của thủy tinh thể có thể nhìn mờ, loạn thị, song thị,…
Đa phần lệch hoặc sa thủy tinh thể xảy ra sau chấn thương, ngoài ra có thể là bẩm sinh hoặc bệnh lý thứ phát, cụ thể như sau:
Sa lệch thủy tinh thể sau chấn thương
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, nhất là chấn thương đụng dập khiến dây chằng Zinn bị rách, đứt hoặc giãn và thủy tinh thể không được cố định tốt.
Bệnh lý thứ phát
Dù không thường gặp song lệch thủy tinh thể có thể tiến triển từ các bệnh nhãn cầu như: viêm màng bồ đào cấp có mủ, cận thị nặng, viêm toàn nhãn,…
Bệnh lý bẩm sinh
Lệch hoặc sa thủy tinh thể có thể là bệnh lý bẩm sinh, không có mống mắt hoặc hội chứng Homocystin niệu, hội chứng Marfan,…
Nếu nguyên nhân do chấn thương, bác sĩ sẽ can thiệp khắc phục tổn thương dây chằng Zinn cũng như các tổn thương mắt khác. Song nếu lệch thủy tinh thể do bệnh lý phức tạp khác, có thể phải điều trị lâu dài hoặc phẫu thuật nhiều lần để khắc phục. Vì thế, việc xác định nguyên nhân, nhất là có tổn thương đụng dập mắt trước đó không rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh lệch thủy tinh thể.
Lệch thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến thị lực
2. Triệu chứng lệch thủy tinh thể điển hình
Tùy vào vị trí lệch thủy tinh thể mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau, đây cũng là thông tin cần thiết bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh.
2.1. Lệch thủy tinh thể về phía sau
Bệnh nhân thường gặp tình trạng biến đổi khúc xạ do vị trí thay đổi của thủy tinh thể như: loạn thị không đều, cận thị nhẹ, song thị ở một bên mắt. Song cũng có những bệnh nhân không bị giảm thị lực nên không tự phát hiện tình trạng lệch thủy tinh thể trừ khi vô tình thăm khám sau đó.
Với bệnh nhân nghi ngờ lệch thủy tinh thể này, bác sĩ sẽ khám mắt và thấy các dấu hiệu sau:
-
Rung rinh mống mắt.
-
Diện đồng tử không hồng đều, soi thấy thủy tinh thể lệch.
-
Xuất hiện khoảng cách giữa mống mắt và thủy tinh thể, khoảng cách này càng lớn nghĩa là độ lệch của thủy tinh thể càng nhiều.
2.2. Lệch thủy tinh thể ra phía trước
Dạng lệch thủy tinh thể còn gọi là sa thủy tinh thể, tùy vào vị trí sa mà bệnh nhân cũng có triệu chứng bệnh khác nhau.
Sa thủy tinh thể vào tiền phòng
Dấu hiệu điển hình mà người bệnh gặp phải là mắt đỏ, thị lực giảm và có thể có cảm giác nhức mắt.
Nếu khám lâm sàng ở bệnh nhân nghi ngờ thấy thủy tinh thể nằm gọn trong tiền phòng – kẹt giữa giác mạc và mống mắt. Ngoài ra có thể thấy tiền phòng nông, phù bọng biểu mô giác mạc hoặc tăng nhãn áp.
Thể thủy tinh sa vào tiền phòng có thể gây đỏ mắt
Sa thủy tinh thể vào dịch kính
Nếu thủy tinh thể lệch vào dịch kính, bệnh nhân bị giảm thị lực nặng, thậm chí là viễn thị nặng. Nếu khám lâm sàng thấy dấu hiệu:
-
Rung rinh mống mắt.
-
Tư thế bệnh nhân thay đổi khiến vị trí của thủy tinh thể cũng thay đổi.
-
Tiền phòng sâu hơn bình thường.
-
Xuất hiện dịch kính trong tiền phòng.
3. Điều trị lệch thủy tinh thể như thế nào?
Tùy vào tình trạng lệch thủy tinh thể cũng như triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị và theo dõi thích hợp. Hầu hết trường hợp thủy tinh thể không lệch nhiều, thị lực không hoặc ít ảnh hưởng cũng như không có biến chứng thì không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi để phòng ngừa biến chứng như: đục thủy tinh thể, viêm mống mắt thể mi, tăng nhãn áp, Glaucoma thứ phát,…
Sẽ xem xét điều trị nội khoa cho trường hợp lệch thủy tinh thể sau:
-
Đi kèm với song thị một mắt.
-
Thị lực của bệnh nhân dưới 1/10.
-
Di lệch thủy tinh thể có sự thay đổi vị trí, nguy cơ biến chứng khi làm tổn thương bộ phận khác của mắt.
-
Lệch thủy tinh thể gây biến chứng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bong võng mạc,…
Các trường hợp lệch thủy tinh thể nặng cần phẫu thuật điều trị càng sớm càng tốt, thời gian kéo dài có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Vì thế sau tổn thương ở mắt hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc, mổ chỉnh thủy tinh thể có thể gây rủi ro nhất định nên bác sĩ sẽ rất cẩn trọng khi chỉ định.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà nhiều chục nghìn khách hàng đã tin tưởng, đánh giá cao. Với những ưu điểm vượt trội như:
-
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
-
Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, chuyên môn cao.
-
Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
-
Có áp dụng BHYT và bảo lãnh viện phí, tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
MEDLATEC đã, đang và sẽ là điểm đến tin cậy của khách hàng. Hotline 1900 56 56 56 của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!