Tin tức

Lọc máu là gì? Có những phương pháp lọc máu nào?

Ngày 30/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Lọc máu là một phương pháp điều trị bệnh được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó nên khi thực hiện cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy lọc máu là gì và có những phương pháp lọc máu nào?

1. Lọc máu là gì?

Lọc máu là một khái niệm không quá xa lạ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp điều trị này. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc “lọc máu là gì” như sau:

Lọc máu được thực hiện với những người bị suy giảm chức năng thận

Lọc máu được thực hiện với những người bị suy giảm chức năng thận

- Ở một người khỏe mạnh, thận có thể lọc từ 120 đến 150 lít máu trong ngày. Trường hợp thận gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khiến suy giảm chức năng, không còn lọc máu hiệu quả như trước có thể dẫn tới tình trạng tích tụ chất thải trong máu. Đây là vấn đề nguy hiểm có thể khiến người bệnh hôn mê và gặp nguy hiểm đến tính mạng.

- Việc lọc máu hay còn được gọi là chạy thận nhân tạo chính là phương pháp loại bỏ độc tố, chất thải, chất lỏng dư thừa từ máu trong trường hợp thận gặp vấn đề và không thể hoạt động như bình thường.

Lọc máu trong những trường hợp nào:

- Khi tình trạng suy giảm chức năng thận gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, viêm cơ tim, tăng nồng độ axit và kali trong máu, bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu.

Lọc máu giúp thải độc ra ngoài cơ thể

Lọc máu giúp thải độc ra ngoài cơ thể

- Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có hiện tượng chất độc bị ứ đọng trong máu nhưng chưa gây ra triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu để ngừa trước.

- Một số trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc và cần cấp cứu sớm, bác sĩ sẽ lọc máu để thải chất độc ra ngoài.

2. Những phương pháp lọc máu phổ biến hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp lọc máu được áp dụng phổ biến đó là chạy thận nhân tạo ngắt quãng, lọc màng bụng, liệu pháp thay thế thận liên tục. Để lựa chọn phương pháp phù hợp, các bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe người bệnh, thiết bị y tế, khả năng đáp ứng chi phí điều trị của người bệnh.

2.1. Chạy thận nhân tạo ngắt quãng (theo chu kỳ)

Nguyên tắc của phương pháp lọc máu này như sau: Các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống dây dẫn để đưa máu của người bệnh ra bên ngoài. Sau đó, lượng máu này sẽ được đi qua màng lọc nhân tạo và trao đổi chất với dịch lọc. Từ đó, loại bỏ độc tố và lượng nước dư thừa trong máu. Cuối cùng, máu đã được lọc sẽ được đưa về cơ thể.

Có nhiều phương pháp lọc máu khác nhau

Có nhiều phương pháp lọc máu khác nhau

Để được thực hiện phương pháp lọc máu này, bệnh nhân cần phải có đường lấy máu đủ để thực hiện cuộc lọc, chẳng hạn như lấy máu qua cầu nối động tĩnh mạch ở tay hoặc lấy bằng catheter đặt ở các tĩnh mạch lớn.

Thông thường, bệnh nhân sẽ cần lọc máu khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Mỗi lần thực hiện lọc máu sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ bệnh, chức năng thận, lượng máu hay lượng chất thải trong những lần điều trị mà thời gian chạy thận nhân tạo có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

2.2. Lọc màng bụng

Đây là phương pháp được thực hiện bằng cơ chế khuếch tán máu. Bác sĩ sẽ đưa một dung dịch lọc máu đã được đảm bảo vô trùng, đồng thời có chứa nhiều khoáng chất và glucose vào khoang phúc mạc thông qua một ống chuyên dụng. Phúc mạc có khả năng lọc tự nhiên, chất lọc sẽ được lưu lại và hấp thụ chất thải trong màng bụng. Sau đó một thời gian, chúng sẽ được dẫn lưu ra ngoài cơ thể qua ống chuyên dụng. Quy trình này sẽ được lặp lại nhiều lần bằng hệ thống tự động.

Phương pháp này sẽ tồn tại những ưu nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

- Ưu điểm: Có thể áp dụng ngay tại nhà. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không cần phải đến các cơ sở y tế quá nhiều lần để tiến hành lọc máu. Do đó nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy rất thoải mái khi thực hiện.

Tuy nhiên, để có thể tiến hành lọc bụng thì bệnh nhân cần phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu để đặt ống thông vào bụng. Đây cũng là phương pháp phù hợp với những trường hợp người bệnh hay phải di chuyển hoặc không có đủ sức khỏe để thường xuyên thực hiện lọc máu.

- Nhược điểm: Lọc màng bụng không mang lại hiệu quả cao bằng phương pháp chạy thận nhân tạo. Nếu không thực hiện đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng màng bụng khiến người bệnh gặp nguy hiểm.

2.3. Liệu pháp thay thế thận liên tục

Đây chính là phương pháp lọc máu chậm và kéo dài liên tục trong khoảng 24 giờ. Các trường hợp nên áp dụng là người bệnh nặng, bị nhiễm khuẩn máu, huyết áp không ổn định.

3. Cần lưu ý điều gì khi lọc máu?

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến, mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bị suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, nó không thể hiệu quả như thận khỏe mạnh. Do đó, người bệnh vẫn nên sử dụng kèm theo các loại thuốc hỗ trợ điều trị của bác sĩ và đồng thời áp dụng một chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Ngoài ra, sau khi lọc thận, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện các hoạt động thường ngày, chỉ cần nghiêm túc tuân thủ theo lịch lọc máu định kỳ từ bác sĩ.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ thường có có lượng chất thải nhiều hơn bình thường. Chính vì thế, bệnh nhân cần phải lọc máu nhiều hơn. Với những trường hợp được ghép thận thì chị em vẫn có khả năng sinh sản.

Thai phụ cần được lọc máu nhiều lần hơn

Thai phụ cần được lọc máu nhiều lần hơn

Việc lọc máu cần thực hiện tại những cơ sở y tế có đầy đủ các thiết bị hiện đại, đồng thời đội ngũ bác sĩ phải đảm bảo giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình lọc máu để có được hiệu quả tốt nhất, giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn “lọc máu là gì”. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.