Tin tức
Lý giải căn nguyên gây ra hiện tượng da nổi mẩn đỏ không ngứa
- 13/07/2020 | Có cần chụp CT gan khi bị ngứa, mẩn đỏ kéo dài?
- 28/04/2022 | Da nổi mẩn đỏ ngứa là bị làm sao và xử lý thế nào?
- 28/09/2021 | Nổi mẩn đỏ sau khi dùng thuốc trị mụn có nguy hiểm không?
1. Tại sao da bị nổi mẩn đỏ không ngứa?
1.1. Bị giãn mao mạch
Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu giãn ra giống như hình mạng nhện li ti ở bên dưới da. Những vùng da bị giãn mao mạch thì bề mặt da sẽ có mụn đỏ, màu thẫm hơn so với da bình thường. Hiện tượng này hay xuất hiện ở các vùng da dễ bị tổn thương như: chân, đùi, thái dương, má, mũi,... Nếu giãn mao mạch ngày càng nặng và không được điều trị thì có thể làm cho các mạch máu bị phình giãn.
Giãn mao mạch là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng da nổi mẩn đỏ không ngứa
1.2. Bệnh viêm mao mạch dị ứng
Bị viêm mao mạch dị ứng có thể sẽ chịu tổn hại ở nhiều bộ phận trên cơ thể như: ruột, da, khớp, thận,... Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là da bị nổi mẩn đỏ không ngứa khắp toàn thân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh có thể bị phù da.
Ngoài hiện tượng mẩn đỏ không gây ngứa da thì viêm mao mạch dị ứng còn có triệu chứng đau khớp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,... Bệnh dễ gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em; cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
1.3. Nhiễm siêu vi
Khi bị nhiễm siêu virus nhiều người sẽ bị sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi và có các nốt mẩn đỏ không ngứa. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mẩn này sẽ tự hết sau 7 - 10 ngày khi virus được đẩy lùi.
1.4. Bị sốt phát ban
Sốt phát ban vừa gây ra các nốt đỏ không ngứa trên da vừa gây sốt, hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ bị tiêu chảy, đau cơ, đau họng, đau bụng,...
1.5. Bệnh lupus ban đỏ
Người bị Lupus ban đỏ thường nổi mẩn đỏ không ngứa trên da kèm theo hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, đau khớp, mệt mỏi, sốt,... Đây là dạng bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, tim, phổi, da,...
1.6. Mắc bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh có triệu chứng da nổi ban đỏ rát không ngứa. Nốt ban đỏ do zona có thể nhanh chóng lây ra các vùng da khác và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, viêm phổi, viêm da, cơ mặt bị liệt, dây thần kinh bị ảnh hưởng,...
Người bị Lupus ban đỏ thường có hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa
1.7. Bị ung thư da
Bệnh ung thư da giai đoạn đầu cũng có triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da và không sốt. Bệnh càng tiến triển thì ban đỏ càng dày hơn rồi lan ra toàn thân. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da mà còn tác động xấu đến sức khỏe và sự sống.
1.8. U máu
U máu là kết quả của sự tăng sinh mạch máu quá mức. Giai đoạn khởi phát bệnh làm xuất hiện nốt đỏ, phớt xanh hoặc tím trên da. U máu thường nổi gồ trên bề mặt da; khu trú chủ yếu ở vùng ngực, cổ, lưng, phía sau tai,... Nếu bệnh chuyển nặng khối u sẽ bị vỡ, chảy máu, lở loét, chèn nội tạng,...
2. Việc nên làm khi phát hiện da nổi mẩn đỏ không ngứa là gì?
Từ những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa trên đây có thể thấy không phải trường hợp nào bị hiện tượng này cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, dù ở phương diện nào thì đây cũng là một triệu chứng gây ra những tác động nhất định đến cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:
- Ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ khiến cho người bệnh trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh.
- Có trường hợp nốt mẩn đỏ bị vỡ, viêm loét sau đó để lại sẹo xấu cho da.
- Một số trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể, nếu không được điều trị tích cực rất dễ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan khác như xương khớp, thần kinh, phổi,...
Khi các nốt mẩn đỏ trên da không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra
Chính vì thế, người bệnh cần gặp bác sĩ để tìm phương pháp xử trí ngay khi:
- Mẩn đỏ ngày càng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Mẩn đỏ kèm theo viêm, loét, sốt, mệt mỏi,...
Việc khắc phục hiện tượng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa muốn hiệu quả cần phải căn cứ trên nguyên nhân kích hoạt nó. Bản thân người bệnh không thể tự xác định chính xác được tác nhân khiến mình gặp phải hiện tượng này, vì thế, thăm khám bác sĩ là việc cần thiết. Khi đã tìm ra căn nguyên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí khác nhau, ví dụ như:
- Với những trường hợp da nổi mẩn đỏ không gây ngứa xuất phát từ các bệnh lý ngoài da thì tổn thương trên da tương đối dễ khắc phục. Vấn đề chỉ trở nên nghiêm trọng khi phát sinh phản ứng viêm làm da bị tổn thương nặng hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể ngăn chặn được bằng việc thăm khám và điều trị đúng phác đồ của bác sĩ da liễu. Thường thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc bôi đặc trị để kiểm soát, tránh làm cho tổn thương trên da trở nên nặng nề hơn và cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả.
- Với trường hợp bị viêm mao mạch dị ứng, do chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích khắc phục triệu chứng đồng thời kiểm soát diễn tiến của bệnh để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc Corticoid, thuốc chống viêm không steroid,...
Mặc dù trường hợp bị nổi nốt mẩn đỏ không gây ngứa da xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nhiều hệ lụy nhưng người bệnh không cần lo lắng quá vì chỉ cần tìm và điều trị khỏi nguyên nhân bệnh lý, lập tức triệu chứng này sẽ tự động biến mất.
Nếu bạn đang bị nổi mẩn đỏ không ngứa và chưa biết cách nào để tìm ra nguyên nhân, hãy đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được những chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp kiểm tra để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!