Tin tức
Máu báo thai có đau bụng không? Những vấn đề cần lưu ý
- 29/08/2020 | Tâm tư mẹ bầu: ra máu báo thai thử que được chưa?
- 15/06/2023 | Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai
- 20/06/2023 | Cân nặng thai nhi như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
- 16/06/2024 | Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm và những thắc mắc thường gặp
1. Những thông tin cần biết về máu báo thai
Máu báo thai thường bị lẫn lộn là máu kinh do nhiều người chưa biết cách phân biệt. Vì vậy, các chị em nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến hiện tượng ra máu này để tránh bị nhầm lẫn và nhận biết sớm việc cơ thể đã mang thai thành công.
Máu thai là gì?
Trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai và di chuyển đến làm tổ ở niêm mạc tử cung. Trong quá trình này, niêm mạc tử cung sẽ bị tác động dẫn đến tổn thương, bong tróc và xuất hiện tình trạng chảy máu. Máu báo thai thường xuất hiện sau khi quan hệ khoảng từ 7 - 10 ngày. Thời gian xuất hiện đối với từng người sẽ không giống nhau.
Nhiều người thường nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh
Cách nhận biết chính xác máu báo kinh
Các chị em có thể nhận diện máu báo kinh thông qua các đặc điểm sau:
- Máu báo thai chỉ ra vài giọt, có màu đỏ tươi, hồng nhạt hoặc màu nâu.
- Không có máu đông hoặc dịch nhầy.
- Không có mùi hôi.
- Thời gian thường kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, chủ yếu tập trung vào vài giờ đầu trong ngày.
2. Ra máu báo thai có đau bụng không?
Có rất nhiều chị em thắc mắc rằng ra máu báo thai có đau bụng không. Do niêm mạc tử cung bị tổn thương nên khi ra máu, chị em sẽ có triệu chứng đau nhẹ vùng bụng dưới. Đôi khi, có những trường hợp máu đã ngừng ra nhưng cơn đau bụng lâm râm vẫn còn. Cơn đau bụng khi ra máu còn có thể do thay đổi hormone trong cơ thể ở thời kỳ đầu mang thai hoặc đau dây chằng do tử cung đang mở rộng để chuẩn bị cho thai phát triển.
Tình trạng đau bụng khi ra máu báo thai còn tùy thuộc vào cơ địa từng người
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ra máu báo thai nhưng không đau bụng. Nếu gặp tình trạng này thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện tượng đau bụng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
2. Những lưu ý khi ra máu báo thai
Nếu thấy cơ thể ra máu với những đặc điểm ở trên thì rất có thể bạn đã có tin vui. Lúc này bạn nên đi khám tại các cơ sở uy tín để biết chính xác bản thân có đang mang thai hay không. Trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa hoặc các vấn đề khác cũng có hiện tượng ra máu âm đạo nên bạn cần phải biết cách phân biệt.
Những lưu ý khi ra máu báo thai
Đối với hiện tượng ra máu báo thai. bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu ra máu báo thai đi kèm với đau nhẹ bụng dưới thì đa phần các trường hợp sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hoặc sinh hoạt hàng ngày, cơn đau bụng và tình trạng chảy máu có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn.
- Trường hợp máu báo thai xuất hiện kéo dài hơn 2 ngày thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay vì đôi khi là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Ngoài biểu hiện đau bụng, nhiều chị em khi mới mang thai còn có triệu chứng đau thắt lưng, người nhức mỏi.
- Không phải tất cả các trường hợp thụ thai thành công đều xuất hiện tình trạng ra máu báo thai.
Nhiều chị em còn gặp tình trạng đau thắt lưng khi ra máu báo thai
Phân biệt ra máu báo thai với các nguyên nhân khác
Hiện tượng ra máu âm đạo có thể không phải là máu báo thai mà do các vấn đề khác. Bạn có thể phân biệt thông qua một số dấu hiệu sau:
- Bệnh lý phụ khoa: Chảy máu âm đạo có thể các bệnh lý phụ khoa và thường đi kèm với những triệu chứng như khí hư nhiều, mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín, rối loạn tiểu tiện, kinh nguyệt thất thường,…
- Sẩy thai: Nếu máu âm đạo ra nhiều, máu đỏ tươi hoặc nâu, thậm chí là cục, đau bụng dữ dội, chuột rút,… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai mà các chị em cần phải chú ý.
- Mang thai ngoài tử cung: Những trường hợp mang thai sẽ có tình trạng âm đạo ra máu màu đen hoặc nâu thẫm kéo dài, đau bụng có thể âm ĩ hoặc dữ dội, cảm giác mót rặn liên tục,…
3. Cách giảm đau bụng do máu báo thai
Nếu bạn đã biết ra máu báo thai có đau nhẹ bụng dưới thì có thể yên tâm vì hiện tượng không gây nguy hiểm sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu tình trạng đau tức bụng gây khó chịu thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau dưới đây.
- Chườm ấm vùng bụng dưới bằng khăn mềm hoặc túi chườm chuyên dụng.
- Uống nước ấm để làm dịu cơn đau.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng.
- Có thể sử dụng băng vệ sinh cho đến khi thấy máu ngừng chảy.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh hoặc quá sức, thư giãn, có thể đi bộ hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cải thiện chức năng vùng xương chậu và vùng bụng.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục cơn đau mà hết tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi thấy tình trạng nghiêm trọng hơn.
Với những chia sẻ về vấn đề máu báo thai có đau bụng không ở trên, hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, nếu thấy âm đạo ra máu bất thường mà không phải do kinh nguyệt thì tốt nhất bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ an toàn để thăm khám tình trạng ra máu âm đạo thì Chuyên khoa Sản Phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và tư vấn hướng xử lý cũng như chế độ chăm sóc thích hợp với từng trường hợp.
Chị em nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi âm đạo ra máu bất thường
Mọi thông tin cần được tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!