Tin tức
Móng tay bị lõm là gì, làm sao để khắc phục?
- 01/09/2021 | Những cách điều trị dứt điểm nấm móng tay an toàn, hiệu quả
- 07/10/2022 | Bị lật móng tay vì những lý do nào và một số hướng dẫn xử trí hiệu quả
1. Thế nào là tình trạng móng tay bị lõm hình thìa?
Móng tay bị lõm hình thìa còn được gọi với cái tên là móng tay muỗng, tình trạng này được biểu hiện với việc phần giữa của móng tay có xu hướng bị lõm xuống và các cạnh xung quanh thì vênh lên. Hình dáng của móng tay nhìn khá giống với một chiếc thìa. Khi bị lõm xuống, móng tay trở nên mỏng hơn, thậm chí có thể nứt hoặc bóc tách ra được.
Tình trạng lõm móng tay bất thường có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý
Lõm móng tay hình thìa thường liên quan đến một số bệnh bệnh lý mạn tính như thiếu hụt vitamin hoặc dưỡng chất, rối loạn tuyến giáp, các bệnh về tim mạch, tiểu đường,...
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng móng tay lõm xu
Theo các chuyên gia, móng tay lõm xuống có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
Thiếu máu hoặc thiếu hụt sắt
Thiếu máu hoặc thiếu hụt sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng móng tay bị lõm thìa ở người bệnh. Theo thống kê, người gặp phải tình trạng này thường có mức độ hồng cầu huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người bình thường.
Ảnh hưởng của chấn thương
Móng tay có thể bị lõm dưới ảnh hưởng của các chấn thương liên quan đến hóa trị, xạ trị hoặc người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, dung môi gây hại.
Các chấn thương có thể gây ra tình trạng biến dạng, lõm móng tay
Khả năng hấp thụ vitamin B12 kém
Móng tay lõm hình thìa có thể xảy ra khi cơ thể không hấp thụ được vitamin B12. Người bệnh cũng gặp phải các biểu hiện khác đi kèm như móng tay đổi màu sậm hơn bình thường, khô và cong lại ở phần đầu móng.
Trong trường hợp này, người bệnh có thể khắc phục tình trạng bằng cách sử dụng các viên uống bổ sung B12 theo chỉ định về liều lượng, cách dùng đến từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Điều trị tình trạng móng tay lõm xuống
Để có thể điều trị nhanh chóng, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở móng tay, người bệnh cần tiến hành thăm khám da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng và xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả và phủ hợp nhất giúp khắc phục tình trạng.
Khi móng tay bị lõm xuống do thiếu máu hay thiếu sắt, người bệnh có thể thay đổi chế độ, khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Đây là giải pháp được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng nhiều nhất với người bệnh.
Người bệnh nên bổ sung sắt nếu lõm móng tay là do cơ thể thiếu máu, thiếu sắt
Trong trường hợp thiếu hụt vitamin B12, người bệnh có thể khắc phục tình trạng bằng cách sử dụng các viên uống bổ sung B12 theo chỉ định về liều lượng, cách dùng đến từ bác sĩ chuyên khoa.
4. Khắc phục móng tay lõm xuống hình thìa bằng cách bổ sung sắt
Khi cần bổ sung sắt cho người bị móng tay lõm xuống thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể thêm các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày, gồm có:
Cải bó xôi
Cải bó xôi được biết tới là nguồn cung cấp sắt vô cùng tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng. Ước lượng trung bình trong một chén rau nấu chín sẽ có chứa khoảng 6mg sắt cung cấp cho cơ thể.
Bên cạnh đó, cải bó xôi còn chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, protein, vitamin A và E.
Thịt đỏ
Các nguồn thịt đỏ mà bạn có thể sử dụng để bổ sung sắt cho cơ thể như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,... Các chế biến của các loại thịt đỏ là đa dạng nên người dùng có thể linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày dễ hơn.
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho người bị lõm móng tay
Socola đen
Nếu là một người thích ăn đồ ngọt thì Socola đen là một giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Theo kết quả nghiên cứu, cứ trong 28 gam sô cô la có trung bình khoảng 3.4mg sắt được cung cấp.
Socola đen cũng có chứa nhiều chất oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do gây ra quá trình lão hóa. Đồng thời ăn Socola đen còn có thể giúp bạn giảm căng thẳng, stress khá hiệu quả.
Cá biển
Các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá mòi,... được đánh giá là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng như mẹ bầu, trẻ nhỏ hay người cao tuổi. Ngoài ra, cá biển còn chứa hàm lượng cao omega-3, một loại axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và rất tốt cho tim mạch.
Khi chọn cá biến trong chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại cá có chứa hàm lượng cao thủy ngân để tránh các nguy cơ bị ngộ độc.
Cá hồi chứa nhiều sắt và dưỡng chất tốt cho cơ thể
Các loại hạt đậu
Để cung cấp sắt cùng các dưỡng chất khác cho cơ thể, bạn nên sử dụng các loại hạt đậu như đậu hà lan, đậu cove, đậu đỏ, đậu lăng,... trong khẩu phần ăn.
Các nhóm thực phẩm khác
-
Gan động vật.
-
Rau xanh sẫm màu.
-
Gà tây.
-
Hạt bí ngô.
5. Cách chăm sóc móng tay cho người bệnh
-
Với người bệnh gặp chứng móng tay lõm xuống hình thìa, cách chăm sóc tốt nhất là giữ cho móng tay được khô thoáng. Đồng thời, thực hiện vệ sinh móng hàng ngày nhằm tránh các nhiễm trùng, tổn thương tại móng có thể xảy ra.
-
Từ bỏ các thói quen cắn móng tay.
-
Ưu tiên để móng tay ngắn, không nuôi quá dài.
-
Không nên sơn móng tay hoặc để móng tay tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất dung môi gây hại. Đeo găng tay bảo vệ nếu phải tiếp xúc.
-
Có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm để giữ độ ẩm nhất định cho móng tay.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp liên quan đến tình trạng móng tay bị lõm xuống mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất mà bạn có thể tham khảo, cũng như đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho bản thân.
Khi gặp các vấn đề bất thường, hay có triệu chứng nghi ngờ bị lõm móng tay, bạn có thể tới chuyên khoa Da liễu của MEDLATEC để thực hiện các thăm khám - chẩn đoán. MEDLATEC luôn cam kết mang đến những dịch vụ y tế tốt nhất, đồng thời sẵn sàng đồng hành với người bệnh trong suốt quá trình điều trị, khắc phục bệnh lý.
Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch thăm khám không cần phải chờ đợi, quý khách vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!