Tin tức
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ
- 05/05/2022 | Giải đáp: Tiểu cầu có chức năng gì trong cơ thể?
- 14/04/2020 | Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?
- 06/11/2021 | 6 câu hỏi thường gặp về hiện tượng tiểu cầu tăng cao
- 28/01/2021 | Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn: Ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất?
1. Hiện tượng giảm tiểu cầu thai kỳ
Tiểu cầu giảm là một trong những tình trạng không quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Ở một người trưởng thành khỏe mạnh, lượng tiểu cầu trung bình khoảng 150 - 450Giga/ L máu. Trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm mạnh dưới ngưỡng 150G/L máu, bạn được chẩn đoán bị giảm tiểu cầu.
Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ
Các bác sĩ cho biết hiện tượng giảm tiểu cầu xảy ra ở phụ nữ mang thai do một số thay đổi trong cơ thể. Nhìn chung, tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Song, mẹ bầu vẫn nên theo dõi sát sao lượng tiểu cầu, đồng thời có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, ngăn ngừa những diễn biến xấu xảy ra đối với sức khỏe.
Trên thực tế, hiện tượng tiểu cầu thai kỳ giảm được phân chia thành 3 mức độ khác nhau, đó là mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Nếu lượng tiểu cầu của thai phụ nằm trong khoảng 100 - 150G/L máu thì tình trạng giảm tiểu cầu xảy ra ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp tiểu cầu nằm trong ngưỡng 50 - 100G/L máu, thai phụ được chẩn đoán bị giảm tiểu cầu thai kỳ mức độ trung bình.
Số lượng tiểu cầu của phụ nữ mang thai nhỏ hơn 50 G/L máu là vấn đề đáng lo ngại, cần phải khám chuyên khoa huyết học tìm nguyên nhân để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tại sao phụ nữ mang thai bị giảm tiểu cầu?
2. Khám phá nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thai kỳ
Mặc dù số lượng tiểu cầu thai kỳ giảm nhẹ không quá nguy hiểm, mẹ bầu vẫn nên thận trọng theo dõi, điều trị tích cực. Để tìm ra phương án điều trị thích hợp nhất, chúng ta cần xác định nguyên nhân khiến số lượng tiểu cầu giảm bất thường.
Theo các số liệu thống kê, có tới 75% trường hợp phụ thai giảm tiểu cầu thai kỳ là do thai nghén. Nhìn chung, chị em phụ nữ thường mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và không ảnh hưởng quá nhiều tới sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, mẹ bầu hầu như không phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào do hiện tượng giảm số lượng tiểu cầu thai kỳ gây ra.
Các bác sĩ sẽ phát hiện tình trạng giảm số lượng tiểu cầu thông qua xét nghiệm tổng phân tích máu , thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thông thường, các chỉ số liên quan tới tiểu cầu sẽ phục hồi ổn định sau khi mẹ bầu sinh em bé từ 2 - 12 tuần. Chính vì thế thai phụ không cần lo lắng nhiều về hiện tượng kể trên.
Nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ miễn dịch, so với giảm cầu thai nghén, hiện tượng này đáng lo ngại hơn nhiều. Đặc điểm của giảm tiểu cầu thai kỳ do miễn dịch là các mẹ bầu đã được chẩn đoán là giảm tiểu cầu miễn dịch trước khi mang thai, khi mang thai trong 3 tháng đầu số lượng tiểu cầu giảm dưới 100G/L và số lượng tiểu cầu này tiếp tục giảm thấp cho đến 3 tháng cuối thai kỳ.
Giảm tiểu cầu thai kỳ tự miễn là vấn đề sức khỏe mẹ bầu cần quan tâm
Một số triệu chứng chị em gặp phải như: xuất huyết dưới da, hình thành các vết bầm, chảy máu ở niêm mạc hoặc chân răng,… Khi gặp một trong những dấu hiệu trên, các bạn cần chủ động theo dõi và điều trị nếu thực sự cần thiết. Đối với thai phụ giảm tiểu cầu miễn dịch, bác sĩ thường theo dõi sức khỏe sát sao khi họ bắt đầu chuyển dạ, sinh em bé.
Bên cạnh đó, chúng ta không nên chủ quan khi số lượng tiểu cầu của thai phụ giảm, tình trạng này có thể xảy ra do bạn đang bị tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám định kỳ và xác định rõ lý do khiến số lượng tiểu cầu giảm đột ngột trong giai đoạn mang thai.
3. Cách kiểm soát tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ
Dù không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu nên tìm nguyên nhân gây hiện tượng giảm tiểu cầu thai kỳ. Như vậy, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được duy trì ổn định, không gặp phải những biến chứng xấu.
Dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai cần đi khám và theo dõi sức khỏe định kỳ.
Tùy vào sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị thích hợp
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, những người bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin. Nhờ vậy, lượng tiểu cầu trong máu sẽ được kích thích sản sinh nhiều hơn.
4. Địa chỉ theo dõi, điều trị tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ
Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý để tránh ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.
Dịch vụ sản khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế cung cấp dịch vụ sản khoa uy tín. Bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nhận được những lời khuyên bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi tốt nhất. Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mẹ bầu nắm được một số nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu thai kỳ. Chị em nên duy trì việc theo dõi và điều trị để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!