Tin tức
Mục đích thực hiện xét nghiệm Homocysteine là gì?
1. Homocysteine là gì?
Homocysteine có liên quan đến một số yếu tố quan trọng như di truyền, các loại vitamin, các loại thuốc và lối sống. Nồng độ của Homocysteine tăng cao có thể dẫn đến nguy cơ về các bệnh lý tim mạch. Chính vì thế, những trường hợp mắc bệnh về tim mạch cũng cần thực hiện xác định nồng độ của Homocysteine.
Homocysteine tồn đọng trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
Ngoài ra, những trường hợp có chỉ số Homocysteine cao cũng có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, tình trạng tự kỷ, chậm phát triển ở trẻ nhỏ và đối với phụ nữ mang thai là tình trạng lưu thai, sảy thai,…
Để Homocysteine chuyển hóa đúng cách, cơ thể cần được cung cấp đủ một số loại vitamin như vitamin B12, vitamin B6. Sự thiếu hụt các loại vitamin này cũng khiến cho nồng độ Homocysteine tăng lên. Vì thế khi điều trị chứng tăng Homocysteine, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ acid folic và các vitamin B. Homocysteine được giải phóng trong quá trình trao đổi chất và một phần nhỏ là qua con đường bài tiết của thận.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho chỉ số Homocysteine tăng cao:
- Đột biến gen: Đặc biệt là các gen tham gia vào việc tổng hợp các chất có vai trò quan trọng trong chuyển hóa Homocysteine
- Thiếu hụt các vitamin B như B6, B12 và folate: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bổ sung các chất này giúp giảm nguy cơ bị bệnh viêm tim, suy giảm nhận thức, trầm cảm,… vì nó làm giảm lượng homocysteine trong máu.
- Suy thận mạn tính: Suy thận mạn là một bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh do tích lũy trong cơ thể người bệnh nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, trong đó có chất homocysteine.
- Sự tương tác với một số loại thuốc như nitric cũng có thể gây tác động xấu đến quá trình chuyển hóa HCY.
2. Xét nghiệm Homocysteine thường được chỉ định trong những trường hợp nào?
Thực hiện đo nồng độ Homocysteine trong những trường hợp sau:
- Chẩn đoán tình trạng xơ vữa động mạch.
- Các trường hợp bị đau tim, đột quỵ cần được xác định nguyên nhân.
- Những trường hợp xuất hiện cục máu đông nhưng chưa rõ nguyên nhân.
- Bị tắc mạch tái diễn nhiều lần không rõ nguyên nhân.
- Những trường hợp bị lưu thai nhiều lần nhưng không rõ nguyên nhân.
Xét nghiệm nồng độ Homocysteine để chẩn đoán tình trạng xơ vữa động mạch
- Một số trường hợp bị chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon, da xanh, khó thở, đau rát lưỡi, chân tay bị tê, có cảm giác ngứa ran nhưng không xác định được nguyên nhân. Rất có thể lý do là trẻ bị thiếu vitamin B12, vitamin B6,… do đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm Homocysteine để nhận biết về sự thiếu hụt các loại vitamin này trong cơ thể.
- Xét nghiệm cho những trường hợp trẻ bị cận thị nặng, tăng nhãn áp, võng mạc tách rời, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra còn có thể thực hiện xét nghiệm với một số trường hợp mắc hội chứng Marfan,…
- Các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này để đánh giá các bệnh lý về tim mạch. Điều này tùy thuộc vào tình trạng tuổi tác của bệnh nhân cũng như có thể được chỉ định nhằm mục đích đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và các yếu tố nguy cơ khác. Ngoài ra nó có thể được chỉ định sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ để giúp bác sĩ định hướng điều trị.
3. Chỉ số xét nghiệm Homocysteine bao nhiêu là bình thường?
- Giá trị bình thường của xét nghiệm Homocysteine như sau
+ Đối với nam giới: Từ 1 đến 2,12 mg/l (tương đương với 7,4 - 15,7 µmol/l).
+ Đối với nữ giới: Từ 0,53 đến 2,0 mg/l (tương đương 3,9 - 14,8 µmol/l).
Hút thuốc lá có thể làm tăng Homocysteine
Nếu chỉ số Homocysteine cao chính là một cảnh báo đối với sức khỏe của bạn. Cụ thể là:
- Chế độ ăn uống của bạn chưa cung cấp đủ vitamin B12, B6 hoặc axit folic cho cơ thể.
- Cơ thể xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12, B6 hoặc axit folic vì nhiều lý do khác nhau.
- Những trường hợp có chỉ số Homocysteine cao có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những người khác.
- Tuổi càng cao thì nồng độ Homocysteine càng cao.
- Chỉ số Homocysteine ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
- Khi uống nhiều rượu hoặc hút thuốc lá thì chỉ số Homocysteine cũng cao hơn bình thường.
- Chỉ số Homocysteine cúng có thể tăng khi sử dụng thuốc để bổ sung vitamin B.
Nồng độ Homocysteine cao là một trong những nguyên nhân gây tổn thương động mạch và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Dưới đây là một số nguy cơ biến chứng có thể xảy ra khi bị tăng Homocysteine:
- Loãng xương.
- Tích tụ chất béo trong thành động mạch.
- Huyết khối động mạch và tĩnh mạch.
- Đau tim.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
- Tăng nguy cơ mắc Alzheimer.
Nên xét nghiệm khi cơ thể có biểu hiện bất thường
Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên lưu ý đến một số vấn đề để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì cần thông tin lại cho bác sĩ để cân nhắc về thời gian xét nghiệm hoặc có cần ngưng dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm hay không.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là một địa chỉ y tế đáng tin cậy cho mọi gia đình. Không chỉ được trang bị những thiết bị y khoa hiện đại, bệnh viện còn là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm. Nếu có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thăm khám bệnh, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên tổng đài tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!