Tin tức
Người bị mắc chứng loạn lipid máu cần biết những gì?
- 08/10/2020 | Tìm hiểu về chỉ số Triglyceride và ý nghĩa trong xét nghiệm mỡ máu
- 20/04/2020 | Bệnh mỡ máu là gì, có nguy hiểm không?
- 08/04/2020 | Làm gì để giảm lượng mỡ máu Triglyceride?
- 09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
1. Rối loạn lipid máu - tên gọi khác của tình trạng mỡ máu cao
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao, chỉ tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid có trong máu hoặc hiện tượng nồng độ mỡ trong máu gia tăng gồm có cholesterol, triglycerid và một số thành phần khác.
Mỡ máu hay lipid máu có chứa nhiều thành phần nhưng chủ yếu là cholesterol, Triglycerid, HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol. Trong đó, HDL - Cholesterol còn được gọi là mỡ máu tốt còn LDL - Cholesterol là loại mỡ máu xấu.
Rối loạn lipid máu là việc nồng độ Cholesterol và Triglycerid tăng cao
Rối loạn lipid máu là hiện tượng gia tăng bất thường nồng độ của Cholesterol và Triglycerid, sự suy giảm HDL - Cholesterol trong máu. Rối loạn lipid trong máu là tác nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch,… dẫn đến tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, lipid trong máu gia tăng có khả năng gây ra bệnh viêm tụy cấp và khi tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành viêm tụy mạn cũng như biến chứng đái tháo đường.
2. Nguyên nhân gây bệnh
-
Nồng độ chất tiêu mỡ bị suy giảm, quy trình chuyển hóa bị rối loạn khiến mỡ lắng đọng trong cơ thể.
-
Những người thường xuyên căng thẳng, người bệnh tiểu đường dẫn đến việc phải dùng đến nhiều lipid dự trữ ở trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.
-
Do thói quen ăn uống: việc nạp quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất béo, lạm dụng bia rượu trong thời gian dài là nguyên nhân gây bệnh.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học có khả năng gây ra rối loạn lipid
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid chính là quá trình chuyển biến sinh học, xuất hiện trong khoảng thời gian dài thế nhưng rất khó để nhận biết. Vì thế, bệnh này không có dấu hiệu đặc trưng. Đa phần những dấu hiệu lâm sàng của bệnh chỉ được nhận ra khi nồng độ thành phần lipid máu gia tăng trong thời gian dài và làm xuất hiện nhiều biến chứng.
Để biết chính xác các bạn cần phải làm xét nghiệm máu. Thế nhưng, căn bệnh này vẫn có một vài dấu hiệu lâm sàng báo hiệu cho bạn về vấn đề sức khỏe:
-
Rối loạn huyết áp: bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, ăn không tiêu, hệ tiêu hóa bị rối loạn và đặc biệt là huyết áp không ổn định.
Huyết áp không ổn định là dấu hiệu lâm sàng giúp bạn phát hiện bệnh
-
Đau nhức, tê bì chân: nồng độ cholesterol trong máu quá cao dẫn đến tắc nghẽn mạch máu làm cho máu không di chuyển đến chân và xuất hiện tình trạng tê bì, nhức mỏi, sưng tấy chân,… Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu khiến chân và bàn chân dễ nhiễm lạnh hơn bình thường.
-
Đau ngực: tình trạng một người khỏe mạnh gặp phải cơn đau ngực rồi tử vong xảy ra thường xuyên thế nhưng ít ai biết được nguyên nhân là do rối loạn lipid trong máu. Các cơn đau này hiếm khi xuất hiện và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi biến mất thế nên khiến chúng ta chủ quan. Vì vậy khi xuất hiện các cơn đau tức ngực, khó chịu cần gặp bác sĩ nhanh chóng.
4. Rối loạn lipid máu gây ra hậu quả gì?
Rối loạn lipid gây ra hậu quả thể hiện gián tiếp ở những bệnh lý khác. Nếu nồng độ mỡ trong máu tăng thì hệ thống động mạch sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, áp lực từ dòng máu lớn, nội mạc bên trong động mạch bị tổn thương, xơ cứng hay lắng đọng những mảng xơ vữa và làm suy giảm khả năng đàn hồi.
Nếu bệnh nhân nhập viện do đau tức ngực hoặc méo miệng, yếu, liệt nửa người và khi chẩn đoán với kết quả là nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do xơ vữa mạch máu thì lúc này người ta mới nhận thấy được hậu quả của rối loạn lipid trong máu. Khi đến giai đoạn này thì việc cứu vãn bệnh nhân là không thể.
Rối loạn lipid trong máu gây ra hậu quả nặng nề, thậm chí là đe dọa tính mạng bệnh nhân
Đối với trường hợp gia tăng triglyceride gây ra viêm tụy cấp, có thể khiến người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, tụt huyết áp, suy hô hấp và suy thận. Lúc này, bệnh nhân cần được lọc máu để thay huyết tương và có thể nói lúc này tiên lượng của bệnh nhân rất kém, tỷ lệ cao sẽ tử vong.
5. Biện pháp chẩn đoán bệnh
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để có biện pháp chữa trị cần thiết.
Biện pháp thường dùng trong chẩn đoán rối loạn lipid máu là xét nghiệm sinh hóa: giúp định lượng thành phần Mỡ máu. Từ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân, phân loại và có biện pháp chữa trị thích hợp.
6. Biện pháp điều trị bệnh
-
Chữa trị rối loạn lipid ở trẻ nhỏ: chủ yếu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Bệnh nhân được sử dụng thuốc nếu bệnh có tính chất gia đình hoặc do gen. Bên cạnh đó, việc uống thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ và nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn.
-
Chữa trị rối loạn chuyển hóa ở một số bệnh: người bệnh tiểu đường được ưu tiên áp dụng phương pháp thay đổi thói quen sống kèm theo sử dụng thuốc. Với những bệnh lý như suy thận hoặc gan mật cần kết hợp chữa trị bệnh nguyên cũng như rối loạn lipid máu đi kèm.
-
Thay đổi thói quen sống: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, thay đổi thực đơn ăn uống hạn chế tối đa dầu mỡ, tránh sử dụng nội tạng động vật, ăn trứng lộn, hải sản,… kiêng dùng bia rượu và chế độ làm việc khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh.
-
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa có khả năng gây tăng men gan, tiêu cơ vân. Vì thế khi phát hiện cơ thể mắc bệnh, bệnh nhân nên đi kiểm tra thường xuyên, thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu giúp kiểm tra chỉ số lipid máu và đi tái khám đúng hẹn.
Việc sử dụng thuốc điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn
Người bệnh không được bỏ theo dõi lipid máu khi đã có kết luận mắc bệnh. Bệnh nhân có thể mắc hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi mỡ máu gia tăng trong thời gian dài một cách mất kiểm soát.
Giống với một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác thì rối loạn lipid máu cũng không có triệu chứng cụ thể rõ ràng thế nhưng lại là thủ phạm âm thầm có thể tước đi tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, việc khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm lipid máu định kỳ giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!