Tin tức
Người có sức khỏe tốt nên tiêm phòng uốn ván không?
- 17/04/2020 | Giá tiền tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu và tiêm ở đâu uy tín?
- 04/07/2020 | Một số thông tin về bệnh bạch hầu ho gà uốn ván bạn nên biết
- 06/06/2020 | Uốn ván có nguy hiểm không - Cách điều trị bệnh như thế nào?
- 15/04/2020 | Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin uốn ván?
1. Giúp bạn hiểu hơn về bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván phát sinh từ loại vi khuẩn có tên là Clostridium Tetani với khả năng xâm nhiễm và gây ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Chúng thường tồn tại trong nước bọt và phân của người bệnh. Đồng thời, ở môi trường ngoài, vi khuẩn này có thể duy trì sự sống trong đất, không khí (bụi). Đối với những vết thương hở, bào tử của vi khuẩn càng dễ dàng tấn công vào cơ thể của bạn.
Bệnh uốn ván gây ra từ vi khuẩn Clostridium Tetani
Khi bào tử gây bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể, chúng sẽ sản sinh những độc tố gây hại, khiến hệ thần kinh và cơ bắp bị tê liệt, tổn thương. Đặc biệt, trong những trường hợp dẫm phải mảnh thủy tinh, kim loại sắt nhọn (bị gỉ sét), móng tay bẩn,... thường dễ bị mắc bệnh hơn, do tình trạng tổn thương khá sâu và hẹp. Mặc dù, oxy có khả năng tiêu diệt những bào tử này nhưng do tính chất vết thương nên oxy không thể tiếp cận sâu vào bên trong.
Theo chia sẻ của các bác sĩ, việc tiêm phòng uốn ván giúp tiêu diệt vi khuẩn nếu chúng xâm nhập được vào bên trong cơ thể hoặc bám lên vết thương ngoài da. Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây được xem nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván rất thường gặp ở bệnh nhân:
-
Người bệnh sử dụng loại kim tiêm đã bị nhiễm khuẩn.
-
Những vết thương như bỏng thường có mô chết, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể của bệnh nhân.
-
Ngoài ra, nếu bạn bị thương nhưng không được vệ sinh sạch sẽ thì khả năng cao những vi khuẩn sẽ thông qua vết thương để đi sâu vào bên trong cơ thể để gây hại.
2. Người khỏe mạnh có nên tiêm phòng uốn ván không?
Theo thống kê của bộ Y tế, uốn ván là một trong những căn bệnh dẫn đến tử vong khá nhiều ở những người khỏe mạnh. Đặc biệt là nam giới và những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với các kim loại như sắt, thép, đinh,... nên rất dễ bị thương. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tiêm vacxin ngừa bệnh nên các bạn cũng không nên quá lo lắng.
Một số người cho rằng, chỉ những ai bị bệnh thì mới cần tiêm ngừa uốn ván, nhưng đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Vì việc chủ động phòng ngừa bệnh sẽ giúp các bạn giảm thiểu khả năng mắc bệnh nếu không may bị nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, ở những người khỏe mạnh, có trách nhiệm lao động, trụ cột gia đình thì việc tiêm vacxin là rất cần thiết. Vì mục đích bảo vệ sức khỏe và hạn chế những rủi ro trong tai nạn lao động.
Mọi đối tượng dù khỏe mạnh vẫn nên tiêm phòng
Ngoài ra, nhiều bạn cũng thắc mắc, đối với những vết thương như thế nào thì nên chích ngừa uốn ván? Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, những tổn thương trên da tạo thành vết thương hở, rách da nên tiêm phòng uốn ván vì khả năng bị vi khuẩn xâm nhập rất cao. Đặc biệt, những vết thương nghiêm trọng do tai nạn (giao thông, nghề nghiệp) hoặc dẫm phải vật sắc nhọn, đều phải tiêm ngừa uốn ván. Đa số các bạn thường có tâm lý chủ quan nên không ít trường hợp bệnh khởi phát nhưng không điều trị kịp thời dẫn đến tử vong.
3. Lịch tiêm vacxin ngừa bệnh uốn ván như thế nào?
Tiêm phòng uốn ván không chỉ với một mũi thuốc mà là cả một quá trình kéo dài đến vài năm do thời điểm tiêm mũi thuốc nhắc lại cũng khá lâu. Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp, mục đích của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng vacxin uốn ván hoặc kết hợp thêm với một vài vacxin phòng bệnh khác. Đồng thời, các bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên tiêm mũi nhắc lại sau một thời gian dài (khoảng 10 năm).
3.1. Các loại vacxin phòng ngừa uốn ván
Với sự phát triển của lĩnh vực y khoa, ngày càng có nhiều loại vacxin ra đời nhằm mục đích ngăn ngừa khả năng mắc bệnh cho mọi người. Trong đó, vacxin được sử dụng ngăn ngừa uốn ván cũng có tác dụng phòng chống một số bệnh lý khác. Chẳng hạn như:
-
Các vacxin có tác dụng phòng ngừa bệnh uốn ván và bạch hầu: DT và Td.
-
Các vacxin có tác dụng phòng chống bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván: DTaP và Tdap.
3.2. Độ tuổi và thời điểm tiêm vacxin
Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn loại vacxin phù hợp với độ tuổi của từng bệnh nhân. Điển hình như ở trẻ nhỏ dưới 7 tuổi (bao gồm cả trẻ sơ sinh) sẽ được dùng loại vacxin DTaP hoặc DT. Ngược lại, ở những trẻ ở độ tuổi cao hơn và người lớn chỉ được sử dụng loại vacxin Td và TdaP. Hiệp hội APP của Mỹ còn khuyến cáo nên tiêm ngừa DTaP vào những thời điểm vàng để nâng cao hiệu quả của vacxin. Cụ thể là:
-
2 tháng tuổi.
-
4 tháng tuổi.
-
6 tháng tuổi.
Nên cho bé tiêm vacxin ở những thời điểm vàng
-
15 đến 18 tháng tuổi.
-
4 đến 6 tuổi.
Bên cạnh đó, khi trẻ được 11 hoặc 12 tuổi, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm mũi nhắc lại Tdap. Sau đó khoảng 10 năm, tức trẻ đã hơn 20 tuổi và đủ điều kiện để được tiêm mũi Td. Mũi tiêm này cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván. Một lưu ý khác dành cho các phụ huynh là không tiêm loại vacxin DTaP cho trẻ lớn hơn 7 tuổi. Ngoài ra, khi sử dụng vacxin phòng chống uốn ván cho người lớn, bạn cũng cần nhớ một số lưu ý sau đây:
-
Đối với phụ nữ mang thai: vẫn được tiêm ngừa vacxin Tdap và có khả năng giúp bé ngăn ngừa bệnh ho gà ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
-
Đối với người lớn: nếu bạn chưa từng tiêm ngừa vacxin hoặc không tiêm đầy đủ các mũi thì nên tiêm Tdap ngay. Sau khoảng 10 năm bạn nên tiêm mũi nhắc lại Td.
4. Tiêm phòng uốn ván có tác dụng phụ không?
Mặc dù, tiêm phòng uốn ván có tác dụng ngăn ngừa bệnh nhưng một số trường hợp vẫn gặp phải biến chứng sau khi tiêm. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của vacxin thường không gây hại đến sức khỏe của bạn và đó cũng chỉ là một triệu chứng bình thường khi tiêm. Một số biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vacxin như:
-
Tăng thân nhiệt, gây sốt.
-
Trẻ thường quấy khóc.
-
Tại vị trí tiêm thuốc thường bị đỏ, sưng và đau.
Tại vùng da tiêm thuốc bị đau và hơi sưng là tác dụng phụ khi tiêm
-
Xuất hiện cảm giác đau dạ dày và buồn nôn.
-
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
-
Cảm giác đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
-
Xuất hiện cảm giác khó thở và tim đập nhanh hơn.
Tim đập nhanh gây khó thở sau khi tiêm vacxin
-
Phản ứng co giật.
Đối với những người từng chích vacxin và có phản ứng nghiêm trọng thì không nên tiếp tục tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh nhân mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch thần kinh hoặc hội chứng Guillain - Barre khi tiêm vacxin cũng rất nguy hiểm. Do đó, nhóm đối tượng này cũng không nên tiêm phòng uốn ván.
Bệnh uốn ván rất nguy hiểm với tất cả mọi người, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do tính chất công việc hoặc sự cố ngoài ý muốn. Do đó, việc chủ động tiêm phòng uốn ván rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại vacxin phù hợp cho từng độ tuổi nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!