Tin tức

Nguyên nhân dẫn đến suy thận là gì? Điều trị suy thận như thế nào?

Ngày 23/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Suy thận có thể diễn biến âm thầm, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên và nếu được phát hiện, điều trị sớm thì khả năng phục hồi rất cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến suy thận là gì? Bệnh lý được điều trị bằng những phương pháp nào?

1. Suy thận là gì?

Thận là một cơ quan quan trọng nằm ở phía lưng dưới, phân bổ ở hai bên của cột sống với vai trò chính là thể dịch và bài tiết các chất thải dư thừa từ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cơ quan này còn giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể thông qua đường bài tiết. 

Suy thận là bệnh lý xuất hiện khi thận bị suy giảm chức năng

Suy thận là bệnh lý xuất hiện khi thận bị suy giảm chức năng

Suy thận là khi thận bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lọc chất độc ra khỏi máu và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu không được điều trị thì lâu dần có thể dẫn đến suy thận mạn tính, người bệnh buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Những triệu chứng của bệnh lý suy giảm các chức năng thận ở thời gian ban đầu không quá rõ ràng. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều trường hợp bị suy thận không được phát hiện ở giai đoạn sớm và không được điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Càng về sau, nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện và thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.

2. Một số nguyên nhân dẫn đến suy thận?

Việc xác định đúng nguyên nhân có thể giúp bác sĩ nhận diện được chính xác loại suy thận và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

2.1. Lưu lượng máu đến thận bị suy giảm

Lượng máu cung cấp cho thận bị suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường do một vài nguyên nhân như các bệnh lý về tim, sẹo gan hoặc suy gan, dị ứng, sốc phản vệ, xuất huyết do tai nạn,... Việc sử dụng các loại thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống viêm đôi khi cũng làm giảm lượng máu đưa đến thận. 

Nguyên nhân dẫn đến suy thận có thể do lưu lượng máu đến thận giảm

Nguyên nhân dẫn đến suy thận có thể do lưu lượng máu đến thận giảm

2.2. Gặp vấn đề trong quá trình đào thải nước tiểu

Khi cơ thể không thể đưa được nước tiểu ra ngoài sẽ khiến cho các chất độc dần tích tụ lại và gây quá tải cho thận. Tình trạng này có thể xảy ra do một số bệnh lý ung thư như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,...

Một vài vấn đề bất thường khác có thể khiến cho việc tiểu tiện gặp khó khăn và nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy thận, ví dụ: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường tiết niệu,...

2.3. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến suy thận chính kể trên thì bệnh lý này còn có thể do một vài vấn đề như sau:

  • Có các cục máu đông ở bên trong hoặc xung quanh thận.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Nhiễm độc do kim loại nặng.
  • Bệnh lý viêm cầu thận 
  • Hội chứng tăng ure máu.
  • Bệnh lupus.
  • Đái tháo đường.
  • Do tuổi tác.
  • Do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc kháng sinh hoặc các bệnh lý tự miễn khác,…

3. Những biến chứng nguy hiểm 

Mặc dù việc lọc máu có thể giúp thận trở nên khỏe hơn, hỗ trợ thực hiện chức năng của thận nhưng nhìn chung vẫn không thể thay thế được hoàn toàn cơ quan này. Vậy nên, về lâu dài người bị suy thận vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh nhân suy thận có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân suy thận có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

3.1. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở những người bị chứng suy thận mạn tính do chức năng lọc máu của thận ngày càng suy giảm. Nếu không được chữa trị, tình trạng thiếu máu sẽ nặng hơn. 

3.2. Bị bệnh tim

Tim mạch và thận là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết. Hơn nữa, đối với các bệnh nhân lọc máu thì nguyên nhân gây tử vong cao nhất chính là bệnh tim. 

Thực tế, bệnh tim có tác động đến tuần hoàn máu. Nếu máu bị ứ lại ở tim gây nên áp lực lớn ở trong tĩnh mạch chính nối đến thận thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, thận không được cung cấp đủ lượng máu có oxy, qua đó gây nên bệnh thận.

Như vòng tuần hoàn, khi thận hoạt động không tốt thì hệ thống hormone giúp cân bằng huyết áp sẽ phải làm việc quá mức cho phép để tăng lượng máu đến thận. Kéo theo đó, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn bình thường và do đó, kéo theo bệnh lý tim mạch. 

Suy thận có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tim mạch

Suy thận có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tim mạch

3.3. Bị tăng kali máu

Khi thận khỏe mạnh, lượng kali còn dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài và giúp cân bằng nồng độ kali ở bên trong máu. Nhưng đối với bệnh nhân suy thận, lượng kali không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại và làm tăng kali máu, có thể dẫn đến đau tim hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. 

3.4. Một số biến chứng khác

Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh nhân suy thận còn có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khác như: 

  • Bị tích nước lại trong cơ thể gây phù nề.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sinh hoạt hàng ngày, công việc,...
  • Gặp các vấn đề liên quan đến xương.
  • Bị tăng phốt phát trong máu,...

4. Các biện pháp điều trị suy thận phổ biến

Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến suy thận sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xây dựng một phác đồ điều trị cho người bệnh. Nhìn chung, bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, duy trì sự sống và đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.

Bệnh nhân suy thận được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

Bệnh nhân suy thận được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

  • Điều trị nội khoa: Việc chỉ sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn nhưng không đảm bảo khả năng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. 
  • Chạy thận nhân tạo: Thông qua một chiếc máy lọc máu để đào thải các chất ở trong máu và đưa máu sạch vào lại cơ thể. Phương pháp này khá hiệu quả vẫn không thể thay thế được các chức năng của thận, người bệnh có thể gặp một số bất thường về sức khỏe. 
  • Thẩm phân phúc mạc: Đây là phương pháp lọc chất thải ở trong máu thông qua niêm mạc ổ bụng của bệnh nhân. 
  • Ghép thận: Một quả thận khỏe mạnh khác sẽ được thay thế cho thận của người bệnh. Đây là phương pháp được đánh giá cao về tỷ lệ thành công và độ an toàn. Trung bình, những ca ghép thận có thể kéo dài tuổi thọ từ 15 đến 20 năm (thận nhận từ người sống) và khoảng 10 - 15 năm (thận nhận từ người đã mất). 

5. Một số cách ngăn ngừa

Để phòng ngừa bệnh lý suy thận, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Theo dõi và kiểm soát những bệnh lý khác thường xuyên.
  • Thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể một cách hợp lý.
  • Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, giảm muối trong khẩu phần ăn. 
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế hoặc tốt nhất là tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
  • Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện thể lực và nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân dẫn đến suy thận và các biện pháp điều trị phổ biến. Tốt nhất, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.