Tin tức
Nguyên nhân gây ngạt khói trong hỏa hoạn và cách phòng tránh
- 06/01/2022 | Trẻ ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa!
- 11/09/2021 | Ngạt mũi có nguyên nhân do đâu và cách chữa ngạt mũi hiệu quả
1. Nguyên nhân nào dẫn đến ngạt khói trong hỏa hoạn?
1.1. Phần lớn các ca tử vong trong cháy nổ là do ngạt khói
Những vụ cháy xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây không khỏi khiến nhiều người bàng hoàng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến vụ cháy quán karaoke An Phú tại Bình Dương vào tối ngày 6/9 đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Qua những vụ cháy nổ thảm khốc này, chúng ta thấy rằng kỹ năng sinh tồn, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn là vô cùng quan trọng.
Nhiều ca tử vong trong các đám cháy là do ngạt khói
Theo các chuyên gia, hầu hết những ca tử vong trong các vụ cháy nổ là do ngạt khói và ngạt khí. Khi đám cháy xảy ra, khí và khói thường có chứa Cacbon monoxit. Đây là một loại khí độc nhưng thường không có mùi và không có màu nên bệnh nhân thường khó nhận biết là mình đã hít phải và đang bị nhiễm độc.
Khi khí độc Cacbon monoxit đi vào cơ thể, nó có thể kết hợp với chất Emotobin tạo ra Carbonemotobin. Chất này sẽ kết dính với oxy dẫn tới tình trạng thiếu oxy. Vì thế, trong trường hợp hít phải Cacbon monoxit với nồng độ cao, nạn nhân rất dễ bị hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Chỉ khi đưa được nạn nhân ra vùng an toàn mới có thể xác định được bệnh nhân có bị ngạt khói hay không. Một số biểu hiện của tình trạng ngạt khói là nghẹt đường thở, môi và mặt tím tái do không có đủ oxy lên não.
1.2. Nguyên nhân gây ngạt khói trong hỏa hoạn
Khi xảy ra cháy nổ, không gian của đám cháy thường chia làm 2 vùng cơ bản. Vùng thứ nhất là vùng không khí trên cao, sát trần nhà có nhiều khói và khí độc. Vùng thứ hai là vùng gần dưới sàn và đây cũng là vùng không khí có chứa ít khí độc hơn.
Vùng không khí trên cao thường có nhiều khí độc
Do không hiểu rõ được kiến thức cơ bản này kết hợp với tâm trí hoảng loạn nên nhiều nạn nhân thường mất bình tĩnh, vội vàng chạy trong tư thế đứng và tiếp xúc với nhiều vùng không khí trên cao – chính là vùng không khí có chứa nhiều khí độc hơn. Nếu hít phải khí độc Cacbon monoxit với nồng độ cao, nạn nhân có thể tử vong rất nhanh chóng(chỉ từ 5 đến 10 phút sau).
2. Phải làm sao để không bị ngạt khói và khí độc trong hỏa hoạn?
- Khi đã hiểu rõ về 2 vùng không khí cơ bản trong đám cháy, nạn nhân sẽ xử trí đúng cách hơn và có cơ hội thoát hiểm cao hơn. Thay vì la hét, xô đẩy nhau và đứng chạy, nạn nhân hãy khom lưng, ngồi hoặc bò sát dưới sàn nhà, đồng thời dùng các đồ bằng vải như khăn, chăn, quần áo nhúng nước và bịt miệng mũi để có thể hạn chế tối đa lượng khí độc vào phổi. Đây là một kỹ năng quan trọng để bạn có thể thoát khỏi đám cháy an toàn.
Che đường hô hấp bằng vải ướt và đi khom lưng để thoát hiểm
Trong vụ cháy tại Bình Dương vừa qua, nhiều nạn nhân đã trốn vào nhà vệ sinh để tránh nạn. Tuy nhiên, cũng chính hành động này đã dẫn đến những hậu quả thương tâm.
Nhiều nạn nhân cho rằng nhà vệ sinh có nước làm mát và có thể tránh lửa bằng cách vào nhà vệ sinh và đóng cửa. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, thậm chí các chuyên gia cảnh báo, việc trốn vào nhà vệ sinh trong đám cháy chẳng khác nào bạn đang “tự sát”.
Không gian nhà vệ sinh thường rất hẹp và kín. Cho dù có lắp quạt thông gió thì khi đám cháy xảy ra cũng không có nguồn điện để quạt chạy. Vì thế, nếu trốn vào nhà vệ sinh, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngạt khí. Khi khói độc tiến đến khu vực này, phổi có nguy cơ hít phải luồng khí độc và nóng, dẫn tới tổn thương nghiêm trọng.
Hơn nữa, nếu trốn vào nhà vệ sinh sẽ gây mất thời gian và nhiều khó khăn cho công tác tìm kiếm của lực lượng cứu hộ. Trong khi đó, càng nhanh chóng tìm thấy nạn nhân thì cơ hội cứu sống nạn nhân càng tăng cao. Mỗi phút, mỗi giây đều là yếu tố sống còn.
Lưu ý: Nạn nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe do ngộ độc khí hoặc ngạt khí mặc dù đã thoát khỏi đám cháy. Chính vì thế, sau khi đã thoát khỏi đám cháy, vẫn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và cấp cứu.
- Việc bình tĩnh để ứng phó linh hoạt sẽ rất cần thiết trong việc giúp bạn thoát hiểm. Ngoài tuân thủ nguyên tắc chống ngạt khói, nạn nhân cần lưu ý những điều sau nếu không may phải đối mặt với cháy nổ:
+ Bước 1: Ngay khi có những dấu hiệu, tín hiệu cháy nổ hoặc nhìn thấy khói, cần phải phản ứng nhanh chóng. Hành động ngay để có thể thoát khỏi khu vực cháy.
+ Bước 2: Không lãng phí thời gian để thu nhặt đồ đạc, kể cả những đồ vật có giá trị: Khi đám cháy xảy ra, lửa sẽ lan rất nhanh chóng, có thể tính bằng phút, bằng giây. Vì thế, bạn nên nhanh chóng thoát khỏi đám cháy. Tuyệt đối không mang theo những đồ vật, dụng cụ không mang lại lợi ích thoát hiểm.
+Bước 3: Trên đường thoát hiểm, bạn cần báo động để những người xung quanh bao gồm gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp,… cũng biết có cháy xảy ra để cùng thoát hiểm.
Sử dụng bình cứu hỏa nếu có
+ Bước 4: Sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy nếu có.
-
Bình cứu hỏa: Tác dụng của bình cứu hóa là giúp xử lý cháy ban đầu hoặc giúp nạn nhân tránh bị bỏng và nhanh chóng thoát hiểm.
-
Mặt nạ phòng khói: Khi có sự hỗ trợ của mặt nạ phòng khói độc, nạn nhân sẽ có thêm thời gian và cơ hội để thoát khỏi đám cháy.
-
Đèn pin: Khói từ đám cháy sẽ làm hạn chế tầm nhìn xung quanh. Những chiếc đèn pin này sẽ giúp nạn nhân có tầm nhìn tốt hơn để tìm ra hướng thoát hiểm.
-
Chăn, đệm chống cháy: Thiết bị này được sản xuất từ vật liệu không bắt lửa và giúp nạn nhân có thể phòng tránh nguy cơ bị bỏng khi thoát qua lửa.
-
Búa thoát hiểm: Loại búa này có thể tạo lực mạnh để giúp nạn nhân dễ dàng phá cửa trong trường hợp khẩn cấp để thoát ra ngoài.
Trên đây là nguyên nhân gây ngạt khói trong hỏa hoạn và cách phòng tránh hiệu quả. Khi nắm rõ những kỹ năng cơ bản này, bạn sẽ có thể ứng phó kịp thời và có thể thoát hiểm dễ dàng hơn nếu không may phải đối mặt với đám cháy.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!