Tin tức

Nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là gì?

Ngày 07/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Với những mẹ bầu không hiểu rõ về tình trạng này sẽ dễ dẫn đến căng thẳng, lo lắng. Vậy tại sao ở tháng thứ 8 hay những tháng cuối, mẹ bầu thường bị khó thở? Cách khắc phục như thế nào?

1. Mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 8 vì sao? 

Hầu hết các trường hợp khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là hiện tượng bình thường và không gây vấn đề quá nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu khó thở ở tam cá nguyệt cuối có thể là do bệnh lý. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 có thể kể đến là: 

Thay đổi hormone

Sự thay đổi hormone là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó thở ở mẹ bầu không chỉ tháng thứ 8 mà hầu như suốt thai kỳ. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến mẹ bầu bị khó thở. Mắc dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu thường xuyên thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. 

Sự thay đổi hormone khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị khó thở

Sự thay đổi hormone khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị khó thở

Chèn ép tử cung 

Ở tháng thứ 8, kích thước thai nhi lớn gây ra tình trạng chèn ép lên vùng phổi . Lúc này khoảng phổi bị thu hẹp, khả năng giãn nở bị hạn chế nên mẹ bầu có hiện tượng khó thở. Mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi càng về những tuần cuối thai kỳ vì thai nhi quay đầu và di chuyển xuống dưới tử cung để chuẩn bị chào đời. 

Thiếu máu 

Ở thời tam cá nguyệt cuối, mẹ dễ bị thiếu máu do nhu cầu của cơ thể tăng. Nếu không được cung cấp đủ, mẹ sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu gây khó thở, hoa mắt, da xanh xao,… Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng. Nếu cần thiết, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thông qua đường uống.

Những nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân trên thì mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 8 còn có thể do một số bệnh lý: 

  • Viêm phổi: Là bệnh lý nguy hiểm với bà bầu do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bà bầu sẽ gặp tình trạng khó thở, thở nông, đau tức ngực, ho có đờm, sốt, suy nhược,… 
  • Hen suyễn: Khiến mẹ bầu thường xuyên khó thở. Nếu tình trạng không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy gây biến chứng nguy hiểm. 
  • Thuyên tắc phổi: Thường do cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu rồi theo tuần hoàn máu đến phổi sau đó bị mắc kẹt lại. Mẹ bầu sẽ có hiện tượng khó thở, đau nhói mỗi khi hít vào, ho ra máu, không thể hít thở sâu, tim đập nhanh,… 
  • Bệnh cơ tim: Là vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu, có thể dẫn đến hạ huyết áp, khó thở, rối loạn nhịp tim, phù nề chân, tay,… 

Một số trường hợp mẹ bầu khó thở do bệnh lý

Một số trường hợp mẹ bầu khó thở do bệnh lý

2. Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 

Tùy theo từng trường hợp mà cách xử lý tình trạng khó thở ở mẹ bầu sẽ khác nhau. Đối với những trường hợp khó thở do sinh lý và không đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu có thể khắc phục bằng những cách sau: 

Chế độ nghỉ ngơi 

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối, mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đủ giờ, không làm việc nặng nhọc hoặc quá sức để cải thiện tình trạng khó thở. 

Chế độ dinh dưỡng 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu gây khó thở. Nếu mẹ bầu không ăn được nhiều, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và đa dạng các loại thực phẩm để không bị ngán. 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về các loại thực phẩm, thuốc bổ sung cũng như sữa dành cho bà bầu thích hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. 

Mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu gây khó thở

Mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu gây khó thở

Chế độ vận động 

Những tháng cuối, thai lớn, mẹ bầu sẽ mệt và khó thở nhiều nên nhiều chị em không muốn vận động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần vận động nhẹ với những bài tập yoga hoặc đi bộ phù hợp thể trạng. Điều này sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng khó thở cũng như giữ tinh thần thoải mái. 

Điều chỉnh tư thế ngồi và nằm 

Thai nhi lớn sẽ gây nhiều áp lực lên cơ quan nội tạng xung quanh. Mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng gối nâng đỡ bụng để giảm áp lực nội quan. Đồng thời, khi nằm, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái. Điều này sẽ tránh được tình trạng thai đè lên động mạch. Nhờ đó, thai phụ cũng cảm thấy dễ thở hơn. 

Ngoài ra, các loại ghế tựa cho phép ngã về sau thoải mái sẽ giảm áp lực của bụng lên cơ hoành, mở không gian cho lá phổi giãn nở và hấp thụ oxy.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng khó thở khi mang thai nghiêm trọng đi kèm với những triệu chứng bất thường như khó thở, thở dốc, hoa mắt, chóng mắt, đau tức ngực,… thì mẹ bầu cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp. 

Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa cũng là cách để mẹ bầu theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ sớm lên phương án xử lý nhằm tránh những hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. 

Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ nào để kiểm tra tình trạng khó thở khi mang thai hoặc thăm khám thai định kỳ, sàng lọc trước sinh thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ) sẽ mang đến kết quả kiểm tra chính xác. Trường hợp có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp (nếu cần thiết) và chế độ chăm sóc thích hợp. 

Mẹ bầu khám thai định kỳ tại MEDLATEC

Mẹ bầu khám thai định kỳ tại MEDLATEC

Để đặt lịch khám thai tại các cơ sở của MEDLATEC hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm, sàng lọc trước sinh, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có Tổng đài viên tư vấn, hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ