Tin tức
Nguyên nhân và cách xử trí dị vật trong mũi an toàn cho trẻ
- 18/08/2021 | Biến chứng của dị vật đường thở - sự bất cẩn dẫn đến nguy hiểm
- 14/03/2021 | Nguyên nhân, chẩn đoán và xử lý dị vật trong trực tràng
- 06/02/2021 | Làm sao để phát hiện dị vật trong tai và cách xử lý ra sao?
1. Làm sao để phát hiện dị vật trong mũi?
Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây cho thấy có thể trẻ bị mắc dị vật ở mũi, phát hiện và xử trí càng sớm càng giảm đau đớn và tránh tổn thương cho trẻ.
Trẻ nhỏ dễ bị dị vật trong mũi do thói quen tò mò
1.1. Chảy máu mũi
Đây là triệu chứng cho thấy dị vật ở trong mũi đã gây tổn thương, trầy xước, chảy máu niêm mạc mũi. Trường hợp này thường do dị vật sắc nhọn hoặc trẻ cố sức day mũi, hắt hơi, cha mẹ xử trí đưa dị vật trong mũi của trẻ ra sai cách.
Chảy máu mũi thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây buồn nôn nên đây cũng là triệu chứng thường gặp cha mẹ cần lưu ý.
1.2. Khó thở
Khoang mũi thông với phía sau họng miệng, vì thế dị vật trong mũi có thể bị đẩy xuống họng. Những trường hợp này trẻ nuốt dị vật xuống thường bị tắc gây nghẹt thở. Triệu chứng có thể rất đa dạng bao gồm: rít, ngạt, khó thở, không nói được.
1.3. Nhiễm trùng
Dị vật trong mũi nếu không được loại bỏ, sau một vài ngày sẽ bắt đầu gây nhiễm trùng, phù nề, ngạt tắc mũi. Những trường hợp này đa phần dị vật chỉ ở 1 bên mũi, không gây khó chịu hoặc trẻ còn quá nhỏ để thể hiện chính xác sự khó chịu bản thân gặp phải.
Dị vật ở lâu trong mũi sẽ gây nhiễm trùng
Mủ chảy do nhiễm trùng ở bên mũi bị dị vật sau vài ngày sẽ bị tắc hoàn toàn, gây chảy mủ ra ngoài với mùi hôi thối thấy rõ.
Khi khám bên trong hốc mũi này sẽ thấy bên trong đầy mủ, có mùi hôi, có thể chảy ra ngoài hoặc ứ đọng.
Dị vật trong mũi tcó thể không phát hiện được khi chụp X-quang nếu dị vật không cản quang, bác sĩ sẽ thường kiểm tra các dấu hiệu trên để xác định trẻ bị dị vật. Việc khám lấy dị vật ra phải thực hiện càng sớm càng tốt, việc trì hoãn làm tăng nguy cơ dị vật di chuyển xuống miệng, nuốt phải và gây bít tắc đường thở.
Ngoài ra, dị vật trong mũi thời gian dài sẽ gây viêm loét mũi, viêm mũi xoang. Nếu dị vật có chứa hóa chất như pin điện tử thì biến chứng càng nguy hiểm như: chảy máu, loét niêm mạc, sẹo co kéo, thủng vách ngăn mũi,…
2. Xử trí dị vật trong mũi như thế nào?
Nếu trẻ bị dị vật trong mũi, cha mẹ cần hỏi nhẹ nhàng, không nên quát mắng, cố lấy dị vật bằng tay hay vật nhọn. Nếu dị vật nhỏ và nằm ở ngoài, hãy bịt bên mũi không có dị vật và hướng dẫn trẻ xì mũi mạnh. Xì mạnh sẽ giúp dị vật nhỏ bị đẩy ra ngoài, nhưng nếu trẻ làm ngược lại là hít mạnh vào thì dị vật sẽ càng đi vào sâu.
Hướng dẫn trẻ xì mũi để loại bỏ dị vật
Nếu làm cách này không đẩy được dị vật ra ngoài, cần đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng càng sớm càng tốt. Nhất là khi dị vật gây chảy máu mũi, đau, chảy nhiều dịch mũi hoặc thậm chí là mủ viêm do dị vật ở trong mũi trong thời gian dài. Cần báo cho bác sĩ đầy đủ các triệu chứng, thông tin về loại dị vật để bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng và xử lý tốt hơn.
Các trường hợp sau cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để hạn chế biến chứng:
-
Dị vật di chuyển xuống họng và người bệnh hít phải, gặp tình trạng ngạt thở.
-
Nuốt phải dị vật có chứa hóa chất như pin.
-
Dị vật có khả năng trương phồng trong điều kiện nhiều ẩm, có thể gây ngạt thở nếu trẻ nuốt xuống họng.
Lưu ý là cha mẹ khi nghi ngờ trẻ bị dị vật trong mũi, không nên dùng bông hoặc vải bịt vào cửa mũi. Việc này khiến trẻ không hít thở bình thường được, có xu hướng hít vào khiến dị vật chui vào sâu hơn.
Tốt nhất cha mẹ không nên tự xử trí lấy dị vật trong mũi của trẻ ra khi không có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể sẽ gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ lấy dị vật trong mũi
3. Hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa trẻ mắc dị vật mũi họng
Trẻ nhỏ tầm tuổi 2 - 5 rất hay bị dị vật ở mũi, là những loại thức ăn, hạt, đồ chơi, sỏi đá, giấy ăn,… kích thước nhỏ. Phần lớn các trường hợp dị vật ở mũi là không nghiêm trọng, song không nên chủ quan bởi không xử trí tốt dị vật sẽ di chuyển xuống miệng, hít vào phổi gây tắc đường thở.
Vì thế, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa dị vật trong mũi trẻ bằng những cách sau:
-
Tránh các loại đồ chơi viên nhỏ cho trẻ còn quá nhỏ, trẻ dễ tò mò đưa lên miệng hoặc mũi để nuốt hay hít vào.
-
Chế biến thức ăn dạng mềm, tránh hạt đậu hay thái nhỏ thức ăn cứng vừa khiến trẻ khó nhai nuốt vừa dễ gây dị vật.
-
Hướng dẫn trẻ không nên đưa đồ chơi hay những vật dụng nhỏ lên miệng, mũi.
-
Tránh xa tầm tay của trẻ những vật dụng có thể gây dị vật ở mũi nguy hiểm.
-
Tránh để trẻ nhỏ chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn.
Đôi khi dị vật trong mũi là hậu quả của chấn thương, cha mẹ cần tránh những chấn thương vùng đầu và mũi trẻ. Đây là khu vực nhạy cảm, dễ tổn thương và để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
Xử trí dị vật trong mũi trẻ đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là bình tĩnh, xử trí từng bước với dị vật ở ngoài, tránh làm đau trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xử trí đúng cách.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!