Tin tức
Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sởi
Ngày 24-4, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến cáo về chăm sóc dinh dưỡng và cách sử dụng vitamin A cho bệnh nhân sởi. Theo đó, bệnh sởi thường tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao ở những bệnh nhân có dinh dưỡng kém, thiếu vitamin A nên dinh dưỡng đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng.
Trẻ mắc bệnh sởi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitmin A
Xây dựng bữa ăn phù hợp
Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ bởi trẻ mắc sởi thường chán ăn, bỏ ăn, nôn và tiêu chảy. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc biến chứng hoặc giảm nhẹ biến chứng. Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân sởi phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin - khoáng chất thiết yếu. Đồng thời phải ăn đa dạng thực phẩm, từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.
Đối với trẻ em trong độ tuổi bú mẹ, bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Với trẻ em nói chung, cần cho ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm chế biến bữa ăn cho bệnh nhân sởi là phải sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, vitamin C. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ. Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ và các loại rau có lá xanh sẫm vì có nhiều vitamin và khoáng chất.
Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối không dùng các thức ăn đã gây dị ứng hoặc các thức ăn lạ. Nguyên tắc khi chế biến bữa ăn cho trẻ tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói…, nấu xong nên ăn ngay để tránh bị mất các vitamin. Ngoài ra, phải cho trẻ uống đủ nước, có thể cho uống nước hoa quả. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn. Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.
Bắt buộc phải uống vitamin A
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bệnh sởi còn làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A. Thực tế ngay cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Phác đồ điều trị bệnh sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp; Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp; Trẻ trên 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Do đó, bắt buộc tất cả trẻ em mắc sởi đều phải được uống vitamin A theo phác đồ của Bộ Y tế.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ bởi trẻ mắc sởi thường chán ăn, bỏ ăn, nôn và tiêu chảy. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc biến chứng hoặc giảm nhẹ biến chứng. Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân sởi phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin - khoáng chất thiết yếu. Đồng thời phải ăn đa dạng thực phẩm, từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.
Đối với trẻ em trong độ tuổi bú mẹ, bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Với trẻ em nói chung, cần cho ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm chế biến bữa ăn cho bệnh nhân sởi là phải sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, vitamin C. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ. Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ và các loại rau có lá xanh sẫm vì có nhiều vitamin và khoáng chất.
Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối không dùng các thức ăn đã gây dị ứng hoặc các thức ăn lạ. Nguyên tắc khi chế biến bữa ăn cho trẻ tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói…, nấu xong nên ăn ngay để tránh bị mất các vitamin. Ngoài ra, phải cho trẻ uống đủ nước, có thể cho uống nước hoa quả. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn. Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.
Bắt buộc phải uống vitamin A
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bệnh sởi còn làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A. Thực tế ngay cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Phác đồ điều trị bệnh sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp; Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp; Trẻ trên 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Do đó, bắt buộc tất cả trẻ em mắc sởi đều phải được uống vitamin A theo phác đồ của Bộ Y tế.
Hướng dẫn phòng sởi bằng y học cổ truyền
Ngày 24-4, Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã ban hành hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi bằng y học cổ truyền.
Về biện pháp vệ sinh môi trường để phòng bệnh: xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô; đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
Về biện pháp vệ sinh thân thể: Tắm, gội bằng lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân; vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi; tránh đến nơi có đông người.
Về ăn uống: Ăn đủ chất, bổ sung các loại rau, củ, hoa quả tươi; uống đủ nước: nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.
Nguồn: anninhthudo.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!