Tin tức
Nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư và lời giải đáp từ bác sĩ
- 05/05/2025 | Xét nghiệm HPV tại nhà, tiện lợi, riêng tư - Giải pháp chủ động cho phụ nữ hiện đại
- 11/05/2025 | Virus HPV: Những vấn đề cần ghi nhớ
- 12/05/2025 | Virus HPV type 16 gây nên bệnh gì? Làm cách nào để chẩn đoán đúng và phòng ngừa hiệu quả?
- 13/05/2025 | Virus HPV sống bên ngoài bao lâu? Làm sao để tránh nhiễm virus?
- 19/05/2025 | HPV type 18: Cơ chế lây lan, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa
1. Nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư?
Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ để có thể chống lại và tiêu diệt virus. Đây là khả năng đào thải virus một cách tự nhiên của cơ thể. Điều này có nghĩa là không phải ai nhiễm virus HPV cũng hình thành bệnh ung thư cổ tử cung ngay.
Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại virus HPV. Theo thời gian, virus sẽ nhân lên gây biến đổi tế bào theo chiều hướng không kiểm soát và có thể gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,...
Virus HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Nhiều người thắc mắc “nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư”. Như đã nêu trên, không phải tất cả các trường hợp nhiễm virus HPV đều bị ung thư. Đối với những trường hợp bị ung thư do virus HPV, thời gian ủ bệnh ung thư do virus HPV gây ra có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm. Trong thời gian ủ bệnh, virus HPV thường phát triển âm thầm, do đó, người bệnh thường ít có biểu hiện rõ ràng, rất khó để phát hiện bệnh. Theo thời gian, virus sẽ nhân lên và tấn công các tế bào ở tử cung, gây biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung và gây ra bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Thời gian bệnh hình thành và phát triển còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như chủng virus HPV, hệ miễn dịch của người bệnh và một số bệnh lý đi kèm. Cụ thể, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian phát bệnh ung thư do virus HPV có thể kể đến như:
1.1. Chủng HPV
Virus HPV được phân chia thành khoảng 200 chủng. Trong đó, có một số chủng có nguy cơ cao gây ung thư. Chủng virus HPV 16, 18, 31, 33,.. là những chủng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng và một số loại ung thư khác.
Một số chủng như HPV 6 và HPV 11 ít có nguy cơ gây ung thư và thường chỉ gây ra một số biểu hiện như mụn cóc sinh dục và thường không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng về sức khỏe.
Chính vì thế, xác định chủng HPV chính là một yếu tố cần thiết để đánh giá về tốc độ và mức độ phát triển bệnh và một số biến chứng có thể gặp phải trong tương lai.
1.2. Sức đề kháng của cơ thể
Ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV trong vòng 1 đến 2 năm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quan hệ tình dục không lành mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV
1.3. Lối sống và các yếu tố nguy cơ khác
Những yếu tố này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do virus HPV. Trong đó, thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu, chế độ ăn thiếu khoa học,... có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó virus HPV có điều kiện thuận lợi để phát triển và trú ẩn lâu dài trong cơ thể, làm tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không lành mạnh cũng là yếu tố khiến tăng nguy cơ nhiễm virus HPV và rút ngắn thời gian phát bệnh.
2. Phòng ngừa ung thư do virus HPV bằng cách nào?
Ngoài thắc mắc “nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư”, nhiều người cũng quan tâm đến cách phòng ngừa bệnh ung thư do virus HPV. Dưới đây là những hướng dẫn phòng bệnh hiệu quả và đơn giản:
2.1. Tiêm vắc xin HPV
Hiện nay, Gardasil và Gardasil 9 là 2 loại vắc xin phòng ngừa virus HPV đang được sử dụng phổ biến. Trong đó, Gardasil 9 có thể bảo vệ người được tiêm tránh khỏi nhiều chủng virus HPV hơn và có thể dùng cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả
Thời điểm tiêm vắc xin tốt nhất là từ 9 đến 14 tuổi vì đây là thời điểm cơ thể phát triển mạnh mẽ, hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đáp ứng tốt với vắc xin và đây cũng là thời điểm chưa bắt đầu quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, người 45 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm loại vắc xin này vì nó vẫn có thể mang lại những hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa một số bệnh lý nghiêm trọng do HPV gây ra, nhất là những trường hợp chưa từng phơi nhiễm với các chủng virus HPV.
2.2. Tầm soát ung thư định kỳ
Để phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý do HPV gây ra, trong đó bao gồm bệnh ung thư cổ tử cung, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ hoặc chủ động đi khám ngay khi có những biểu hiện bất thường.
Một số phương pháp có thể giúp nhận biết sớm tế bào ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra như xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV DNA. Đây là những xét nghiệm có thể phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện.
Ngoài tầm soát ung thư cổ tử cung, các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp để tầm soát một số bệnh ung thư khác có liên quan đến virus HPV như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng,...
2.3. Lối sống lành mạnh
Thay vì thắc mắc “nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư”, người nhiễm virus nên thực hiện thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
- Quan hệ tình dục an toàn: Đeo bao cao su khi quan hệ, không quan hệ quá sớm và không nên quan hệ với nhiều bạn tình,...
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn những thực phẩm lành mạnh và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “nhiễm HPV bao lâu thì bị ung thư” và một số gợi ý để phòng ngừa bệnh.
Để được tìm hiểu kỹ hơn hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư hoặc tiêm phòng HPV, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
