Tin tức

Nhiễm khuẩn huyết: Nguyên nhân và biến chứng nghiêm trọng của bệnh

Ngày 22/08/2022
Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm mà rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Để giúp bạn hiểu hơn về nhiễm khuẩn huyết, bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng có liên quan đến bệnh lý đặc biệt này. 

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu là một tình trạng nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng. Các vi sinh vật sẽ từ ổ nhiễm trùng nguyên phát theo đường máu để đi khắp nơi trong cơ thể.

Nhiễm khuẩn huyết có nghĩa là gì?

Nhiễm khuẩn huyết có nghĩa là gì?

Loại bệnh này thường xuất hiện do các vi khuẩn hoặc virus, nấm gây ra. Chúng giải phóng các độc tố vào bên trong máu nhằm chống lại những phản ứng viêm. Các phản ứng này sẽ tạo nên rất nhiều những thay đổi từ bên trong khiến các cơ quan khác bị tổn thương. Ví dụ như gan, thận và sức khỏe cũng sẽ sụt giảm một cách nhanh chóng.

2. Bệnh nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết sẽ chịu tác động rất lớn từ các độc tố vi khuẩn tiết ra, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và tổ chức trong cơ thể. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn huyết không được phát hiện bệnh kịp thời và xử trí sớm thì cơ thể có thể xuất hiện nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một vài biến chứng nặng liên quan đến quá trình tuần hoàn, bị rối loạn đông máu, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, bị suy gan, suy thận cùng với các vấn đề khác về nội tạng.

Đối với những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì nhiễm khuẩn huyết sẽ khiến cho người bệnh bị hạ huyết áp. Người ta gọi đây là “sốc nhiễm trùng” có thể khiến cho chức năng hoạt động của một số nội tạng như phổi, thận hay gan bị suy giảm. Đây cũng là lúc mà bệnh tình sẽ tiến triển nặng hơn. Việc điều trị tích cực bằng kháng sinh đặc hiệu và phối hợp kháng sinh là cần thiết để có thể áp chế tình trạng nhiễm trùng huyết. Nếu có tình trạng số nhiễm khuẩn thì cần phải phối hợp các biện pháp khác như thở máy, hỗ trợ tim phổi,....

Nhiễm trùng huyết có mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng huyết có mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm như thế nào?

3. Những đối tượng có khả năng bị mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết

Một vài đối tượng sẽ có tỷ lệ bị nhiễm khuẩn huyết khá cao. Những đối tượng được nhắc đến sau đây cần phải quan tâm và cẩn thận hơn với sức khỏe của mình:

  • Người lớn tuổi, đối tượng là trẻ sơ sinh và những bé sinh non.

  • Những người đang trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người có sử dụng corticoid kéo dài hoặc các loại thuốc chống thải ghép.

  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hóa chất và xạ trị.

  • Những người bị các căn bệnh lý mạn tính ví dụ như bệnh tiểu đường, bị HIV/AIDS, bị xơ gan, bị chứng bệnh van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh, bị chứng phổi mạn tính hay bị suy thận mạn.

  • Những người đã cắt lá lách, người nghiện rượu.

  • Bệnh nhân có bệnh máu ác tính, người bị giảm bạch cầu hạt.

  • Những người đang điều trị và có đặt những thiết bị xâm nhập như đinh nội tủy, catheter hoặc đặt ống nội khí quản,...

Trẻ sinh non là một trong những đối tượng với tỷ lệ mắc bệnh cao

Trẻ sinh non là một trong những đối tượng với tỷ lệ mắc bệnh cao

4. Những triệu chứng phổ biến

Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết. Cụ thể gồm có:

  • Thân nhiệt thường duy trì trên mức 38oC hoặc ở dưới 36oC.

  • Nhịp tim đập nhanh thường là trên 90 nhịp/phút.

  • Nhịp thở tăng nhanh thường trên 20 nhịp/phút.

Một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu trở nặng sẽ có các dấu hiệu điển hình như:

  • Lượng nước tiểu trung bình mỗi ngày giảm mạnh.

  • Tình trạng tâm thần luôn bất ổn định.

  • Số lượng tiểu cầu bị sụt giảm nhiều.

  • Bị khó thở.

  • Nhịp tim bị rối loạn một cách bất thường.

  • Bị đau nhức ở vùng bụng.

  • Bị sốc nhiễm trùng.

Nhiễm khuẩn máu là một bệnh lý không có khả năng lây lan và không lây qua con đường tiếp xúc thông thường. Bệnh xuất hiện với nguyên nhân chính là bị các vi sinh vật có hại tấn công vào sâu bên trong cơ thể. Chính vì vậy, những đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn thì cần phải phòng tránh tình trạng bị viêm nhiễm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Nhận diện bệnh với một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến

Nhận diện bệnh với một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến

5. Các phương pháp điều trị bệnh

Khi y học ngày một phát triển tốt hơn, những trang thiết bị thăm khám và điều trị đã giúp cho kết quả điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết khả quan hơn. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do căn bệnh này cũng đã giảm đi khá nhiều. Công tác điều trị cho căn bệnh này sẽ gồm có thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh sớm, tiến hành loại bỏ những nguồn gốc gây nên vấn đề nhiễm trùng từ trong ổ nguyên phát.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ tuần hoàn và hệ hô hấp. Quá trình điều chỉnh thăng bằng kiềm toan cùng với biện pháp chống rối loạn đông máu kết hợp thuốc kháng sinh sẽ được áp dụng. Trước khi bác sĩ cho bệnh nhân dùng kháng sinh sẽ tiến hành cấy máu cùng với một vài bệnh phẩm khác. Việc này nhằm mục đích làm kháng sinh đồ cũng như để tìm ra được một loại kháng sinh thích hợp nhất cho công cuộc điều trị.

Tuy nhiên, không nhất thiết chờ đợi kết quả kháng sinh đồ thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng ngay sau quá trình lấy bệnh phẩm. Nhiễm khuẩn máu ở giai đoạn đầu chưa có ảnh hưởng đến những bộ phận khác thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị nhanh chóng thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, thậm chí có thể gây tử vong.

Điều trị bệnh như thế nào?

Điều trị bệnh như thế nào?

Đối với tình trạng này, các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một vài dòng thuốc để trị bệnh. Khi bệnh trở nên nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được truyền bằng đường tĩnh mạch kết hợp dùng máy thở. Bác sĩ có thể sẽ lọc máu đối với những trường hợp bị suy thận cấp thông qua một số thiết bị thay thế cho các chức năng của thận. Thiết bị này nhằm loại bỏ đi các chất thải nguy hại, lượng muối và cả lượng nước dư thừa ở trong máu.

Sẽ có một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ được nguồn gốc gây bệnh. Các biện pháp phẫu thuật được áp dụng như hút mủ từ áp- xe hoặc phẫu thuật loại bỏ các mô nhiễm trùng.

6. Địa chỉ thăm khám và chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết uy tín

Nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có khả năng cao ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Chính vì vậy, việc tìm kiếm được một đơn vị khám và chữa bệnh uy tín là điều vô cùng quan trọng. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa điểm được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y khoa. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Điều đó minh chứng được chất lượng xét nghiệm và khám chữa bệnh của bệnh viện.

Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, vì vậy khách hàng sẽ được thăm khám với phác đồ điều trị khoa học, tận tâm nhất. Để có thêm nhiều thông tin khác về bệnh nhiễm khuẩn huyết nói riêng và các bệnh lý khác nói chung cũng như đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện thông qua Tổng đài 1900 56 56 56.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nhiễm khuẩn huyết mà người bệnh đang quan tâm. Hiểu rõ về bệnh lý này, đồng thời có được phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ