Tin tức
Nhổ răng có ảnh hưởng gì không? Các nguy cơ có thể xảy ra
- 01/10/2023 | Răng nào không nên nhổ? Những điều cần biết khi nhổ răng
- 01/10/2023 | Hỏi&Đáp: Nhổ răng hàm khi nào? Có nguy hiểm không?
- 01/11/2023 | Hỏi&Đáp: Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không và những điều cần biết
1.
Phải nhổ răng khi nào?
*Răng khôn mọc bất thường
Răng cối thứ 3, răng hàm số 3, răng 8 hay răng khôn là chiếc răng "sinh sau mọc muộn" nhất trên cung hàm. Chúng thường xuất hiện khi một người bước vào độ tuổi từ 18 - 25 và thường sinh ra khá nhiều vấn đề phiến toái cho chủ sở hữu.
Vì "sinh sau mọc muộn" nên chiếc răng này còn ít khoảng trống để mọc một cách bình thường. Chúng thường mọc "chen lấn, xô đẩy" các răng khác để tìm chút diện tích mọc lên. Đây chính là lý do để nguy cơ sâu răng gia tăng vì vị trí nằm khuất trong cùng trên cung hàm nên khó có thể vệ sinh răng miệng kỹ, thức ăn đọng lại ở kẽ răng 7 và 8 tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng. Việc nhổ bỏ răng 8 là để bảo vệ răng 7 - chiếc răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai. Bên cạnh đó, nhổ bỏ răng khôn cũng là để bảo vệ những chiếc răng khác không bị xô nghiêng, vị trí lệch lạc.
*Niềng răng:
Khi niềng răng, răng sẽ chịu một lực tác động chủ động với mục đích các răng di chuyển vào vị trí đúng theo mong muốn của bác sĩ Nha khoa. Một số bệnh nhân sẽ cần nhổ răng để phục vụ cho quá trình này. Bởi việc di răng cần phải có đủ khoảng trống trên cung hàm.
Trường hợp cung hàm của người bệnh đủ chỗ thì việc dàn đều răng sẽ không cần nhổ bỏ răng để tạo khoảng trống. Việc nhổ răng khi niềng là rất cần thiết, nhất là những trường hợp hô, vẩu, móm, lệch lạc. Răng di chuyển về đúng vị trí không chỉ giúp người bệnh có một nụ cười đẹp mà còn để hai hàm có khớp cắn đúng, hỗ trợ việc ăn nhai trở nên tốt hơn.
Nhổ răng để chỉnh nha thường chỉ định nhổ răng số 4. Vì chiếc răng này không đảm nhận quá nhiều chức năng nhai nghiền thức ăn. Tùy vào tình trạng răng, khoảng trống cần có để di răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cần nhổ bao nhiêu chiếc răng 4.
*Răng gặp bệnh lý, không điều trị bảo tồn được:
Các trường hợp răng gặp bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,... bác sĩ không thể áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nhằm bảo tồn răng được nữa. Việc nhổ bỏ răng bệnh là để ngăn ngừa bệnh lây lan.
*Răng gặp chấn thương nghiêm trọng, không thể phục hình:
Bệnh nhân gặp chấn thương khiến răng sứt mẻ, gãy vỡ,... sẽ được áp dụng các phương pháp khắc phục phổ biến như hàn trám, bọc răng sứ để phục hình. Mặc dù vậy, nếu răng gặp chấn thương nặng, phần thân răng gần như mất hoàn toàn hoặc tủy răng bị viêm nhiễm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ và trồng răng implant để thay thế răng mất.
Các loại răng hàm có trên cung hàm của con người
2. Nhổ răng có ảnh hưởng gì không?
Khi không thể bảo tồn răng đang gặp vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng. Và nhổ răng chỉ là một loại tiểu phẫu trong y khoa. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng không đảm bảo an toàn thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng như:
*Máu chảy không cầm được:
Tình trạng chảy máu sau nhổ răng là bình thường nếu chỉ chạy một lượng rất nhỏ và chỉ trong 24 giờ đầu. Sau 24 giờ, nếu chỗ nhổ răng vẫn rỉ máu hoặc chảy máu nhiều, không có dấu hiệu ngừng. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Nha khoa ngay để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Lý do để dẫn đến tình trạng chảy máu không cầm sau nhổ răng đến từ rất nhiều nguyên nhân trong đó có thể đến từ tay nghề của bác sĩ thực hiện. Các thao tác nhổ không thực hiện đúng kỹ thuật. Hoặc bệnh nhân sau khi trở về nhà đã không chăm sóc vết thương đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, khiến vết nhổ răng không lành lại được.
*Xảy ra nhiễm trùng:
Vị trí răng vừa nhổ bỏ thường có hiện tượng sưng lên. Nhưng nếu sau 2 - 3 ngày nhổ răng, vết nhổ không giảm sưng, đau nhức, thậm chí tình trạng sưng trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện mủ thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết thương. Lưu ý, không được tự ý xử lý vết thương. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng gặp phải, làm căn cứ để có phương án điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.
Nhiễm trùng xảy ra có thể do thao tác vệ sinh vô trùng dụng cụ hay khoang miệng trước khi nhổ răng không tốt, hoặc bệnh nhân vệ sinh răng miệng tại nhà không đúng cách.
*Làm gãy xương hàm:
Sau khi nhổ răng, khớp hàm bị đau nhức khiến bạn không thể há miệng được, bạn nên đến gặp bác sĩ chụp film kiểm tra xương hàm.
Khi nhổ răng bệnh nhân sẽ phải há miệng lớn trong một khoảng thời gian nhất định để bác sĩ thực hiện các thao tác lấy răng ra khỏi ổ răng. Các thao tác này cũng gây ra một số tác động đến vùng xương hàm nên sau nhổ bệnh nhân thường không thể há miệng lớn ngay được. Nếu tình trạng này không thuyên giảm dần thì người bệnh nên đến phòng khám Nha để được tiến hành chụp X-quang kiểm tra vùng xương hàm.
Nguyên nhân dẫn đến gãy xương hàm thường do bác sĩ thực hiện các thao tác lấy răng ra khỏi ổ chưa chuẩn xác, gây tổn thương xương, khớp hàm.
*Dây thần kinh bị tổn thương:
Vùng xương hàm dưới gần với các dây thần kinh, nhất là ở vị trí răng 8. Khi nhổ răng khôn không đảm bảo an toàn có thể tác động xấu đến dây thần kinh, làm miệng bệnh nhân bị méo.
Để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong và sau khi nhổ răng, người bệnh cần tìm đến địa chỉ phòng khám Nha khoa uy tín, đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc vết thương sau nhổ, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
*Suy giảm chức năng ăn nhai:
Trường hợp người bệnh có chỉ định nhổ răng cối lớn thứ nhất hoặc thứ 2 thì cần lưu ý đến vấn đề ăn nhai sau này. Bởi hệ thống răng hàm, răng số 6 và 7 là 2 răng cối đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền, tiêu hóa thức ăn.
*Tiêu xương hàm:
Những người phải nhổ răng (không phải răng khôn) sẽ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa và tiêu dần vùng xương hàm. Vì chiếc răng bị mất đi trên cung hàm sẽ không còn nhận được các kích thích cơ học hình thành từ những hoạt động ăn nhai của hàm. Tình trạng diễn ra lâu ngày sẽ làm giảm kích thước xương hàm của bệnh nhân cả về chiều rộng và chiều cao.
Dấu hiệu nhận biết khi bị tiêu xương hàm là mô nướu răng dần hõm xuống, không còn đầy đặn như trước.
*Răng lệch lạc:
Khi một chiếc răng bị nhổ bỏ (không phải răng 8), các răng kế cận thường có xu hướng đổ ngả về phía răng thiếu. Để tình trạng này diễn ra lâu sẽ phá hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm.
Nhổ răng tại phòng khám Nha khoa uy tín là việc rất quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất
3. Vì sao nhiều người suy nghĩ: Nhổ răng ảnh hưởng thần kinh?
Dây thần kinh tập trung khá nhiều ở vùng xương hàm dưới, nhất là vị trí mọc của răng khôn. Chính vì vậy, rất nhiều người đã cảm thấy lo lắng hoặc có cùng một câu hỏi là "nhổ răng ảnh hưởng thần kinh không?", "nhổ răng vĩnh viễn có ảnh hưởng gì không?".
Để tránh làm tổn thương đến dây thần kinh nằm dưới hoặc gần chân răng nên trước khi tiến hành nhổ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi chụp X-quang răng hoặc X-quang xương hàm mặt. Việc xem xét kỹ hình ảnh chụp X-quang trước khi nhổ sẽ không làm chấn thương thần kinh, giảm nguy cơ bệnh nhân bị tê môi cằm, dị cảm,... sau nhổ răng.
Ngoài việc xem xét phim chụp X-quang trước khi nhổ, người bệnh cũng cần được khai thác tiền sử bệnh lý, khám tổng quan thể trạng xem có đủ điều kiện để thực hiện lấy răng ra khỏi khoang miệng hay không. Trường hợp mọi điều kiện đều đảm bảo, quy trình nhổ răng phải diễn ra theo đúng trình tự. Khi nhổ răng, bác sĩ thường sẽ gây tê hoặc sẽ gây mê trong một số trường hợp đặc biệt.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ nhổ răng an toàn thì Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích. Khi lựa chọn MEDDENTAL, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDDENTAL luôn sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa các bệnh lý về răng miệng.
Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL - Địa chỉ nhổ răng an toàn được nhiều người lựa chọn
Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066 của Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!