Tin tức

Những bệnh hô hấp, cha mẹ cần cảnh giác hay gặp ở trẻ nhỏ

Ngày 15/10/2021
Ban biên tập
Tham vấn y khoa: ThS.BS Dương Thị Thuỷ
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp khiến các bậc cha, mẹ lo lắng. Vậy tại sao trẻ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa và những bệnh lý hô hấp trẻ hay gặp phải. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia, bác sĩ của MEDLATEC giải đáp ở bài viết dưới đây. 

Vì sao trẻ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa? 

Theo ThS.BS Dương Thị Thủy - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ, thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường đây chính là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển và hoạt động mạnh. 

Mặt khác, các bé yêu vì hệ miễn dịch chưa thật sự hoàn thiện và đủ cứng cáp để bảo vệ cơ thể, chức năng phổi chưa hoàn thiện để thích ứng kịp với sự thay đổi thời tiết nên cơ thể thường dễ bị tấn công bởi các bệnh đường hô hấp. 

Trẻ dễ bị mắc bệnh hô hấp do hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện

Trẻ dễ bị mắc bệnh hô hấp do hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện

Bên cạnh đó các yếu tố thuận lợi bên ngoài như: môi trường ô nhiễm, khói bụi từ các nhà máy, xe, thuốc lá... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. 

Những bệnh lý hô hấp trẻ hay gặp phải

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó những bệnh lý phổ biến thường gặp nhất bao gồm: 

1. Cảm lạnh 

Bệnh cảm lạnh thông thường do virus Rhinovirus gây nên, Virus này có sẵn ở đường hô hấp của trẻ và dễ lây truyền từ người sang người khi ho, hắt hơi hoặc hít phải virus gây bệnh hoặc lây qua đường tiếp xúc với vật bị nhiễm bệnh. Khi điều kiện thuận lợi virus phát triển và gây bệnh với các biểu hiện điển hình như nghẹt mũi, hay sổ mũi nước trong, sốt, ho, trẻ kém ăn, đau họng kéo dài. Trẻ bị cảm lạnh không quá lo ngại nếu không gây ra biến chứng như: hen phế quản, viêm phổi, viêm tai... 

2. Bệnh cúm mùa 

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm  là A, B, C gây nên. Trong đó chủng cúm A và B hay gặp ở người và là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trong thực tế có tính lây lan mạnh và dễ bùng phát thành dịch.  

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm  là A, B, C gây nên

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm  là A, B, C gây nên

Theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 800.000 trường hợp mắc cúm và tăng cao vào thời điểm giao mùa. Bệnh cúm nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển xấu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. 

Triệu chứng của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường do đó, để nhận biết trẻ có đang bị mắc cúm hay không, các bậc cha, mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây: 

- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp. 

- Trẻ dễ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn; 

- Hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ho. 

- Các triệu chứng khác có thể gặp như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. 

3. Viêm tiểu phế quản 

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp dưới ở trẻ em mà tác nhân chính gây bệnh đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp RSV, ngoài ra, còn có virus cúm và á cúm. 

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi với các triệu chứng như: Đột ngột sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho tăng dần lên, khò khè, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy nhẹ. 

Sở dĩ, trẻ có những triệu chứng như vậy là do virus RSV là cho niêm mạc tiểu phế quản bị viêm, phù nề dẫn đến hẹp, tăng tiết dịch khiến cho trẻ có hiện tượng thở khò khè. 

Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn có thể gây biến chứng viêm tai giữa và hen suyễn sau khi bị viêm tiểu phế quản. 

4. Viêm phổi 

Mặc dù, nền y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việt Nam được xếp vào 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em mắc bệnh và tử vong do viêm phổi cao nhất trên thế giới với số liệu thống kê mỗi năm, có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh và 4.000 trẻ tử vong. 

Bệnh viêm phổi thường khởi phát bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như: Sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó là khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng. 

Cha, mẹ cần đặc biệt lưu ý đưa trẻ đi khám sớm khi trẻ có các biểu hiện như: tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Phòng bệnh đúng cách - bé khỏe, cả nhà an tâm 

Hiện tại đang là thời điểm thời tiết chuyển lạnh, BS Thủy có chia sẻ một số mẹo nhỏ để phòng bệnh cho trẻ, giúp cha mẹ yên tâm như: 

- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu… 

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện ho, sốt. 

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ  bằng xà phòng. 

- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. 

- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng. 

- Cả gia đình nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần để phòng bệnh cho cả gia đình. 

Cả gia đình nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần để phòng bệnh cho cả gia đình

Cả gia đình nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần để phòng bệnh cho cả gia đình

- Với trẻ lớn hơn, đã có thể nhận thức được hành động, gia đình hãy hướng dẫn trẻ che miệng và rửa tay khi ho, hắt hơi, hỉ mũi. 

- Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước trong những ngày lạnh. 

- Nếu trẻ bị sổ mũi, ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối pha loãng mỗi ngày. 

- Cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường kéo dài. 

Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khám chữa bệnh và tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, BVĐK MEDLATEC là địa chỉ uy tín được hàng triệu gia đình tin tưởng. 

Tại đây, hội tụ đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm như: ThS.BS Hoàng Thị Năng, ThS.BS Dương Thị Thủy, BSCKI Lâm Quốc Hiệu - chuyên khoa Nhi; BSCKI Vũ Thanh Tuấn - Chuyên khoa Hô hấp,... 

Để phòng tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ có thể chọn lựa sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà của MEDLATEC. Khách hàng chỉ cần đăng ký thông qua tổng đài, website hoặc app MedOn sẽ có nhân viên bệnh viện gọi điện tư vấn chi tiết và hẹn lịch lấy mẫu xét nghiệm theo yêu cầu 

Quy trình thực hiện lấy mẫu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khám chữa bệnh an toàn của Bộ Y tế. Kết quả được tra cứu online dễ dàng mọi lúc mọi nơi và trả bản cứng tại nhà. Ngoài ra, bác sĩ của MEDLATEC gọi điện tư vấn kết quả tận tình. Chi phí cho việc đi lại lấy mẫu xét nghiệm chỉ hết 10.000 đồng/ lần lấy mẫu. 

Mọi thông tin chi tiết cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ