Tin tức

Những cách giúp bạn thoát khỏi cơn đau do viêm chóp xoay vai

Ngày 24/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Viêm chóp xoay vai gây ra triệu chứng đau vai, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn ngay cả khi thực hiện những hoạt động đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cần xử trí sớm cơn đau, nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa biến chứng, tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân. 

1. Triệu chứng của bệnh viêm chóp xoay vai

Nhiệm vụ của chóp xoay vai (gồm gân và cơ vai ở đầu xương cánh tay) là giữ cho khớp vai được chắc chắn. Tình trạng viêm chóp xoay vai xảy ra khi chóp xoay bị viêm nhiễm và có thể hình thành sự lắng đọng canxi ở gân. 

Viêm chóp xoay vai khiến người bệnh đau nhức, mệt mỏi

Viêm chóp xoay vai khiến người bệnh đau nhức, mệt mỏi

Khớp vai cũng là một trong những khớp phải hoạt động nhiều nhất vì thể tỷ lệ tổn thương của khớp vai cũng rất cao. Ngoài viêm chóp xoay, khớp vai còn có thể gặp phải một số tổn thương khác như viêm túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, rách gân (do tai nạn, vấp ngã, lao động sai tư thế gây chèn ép gân), chèn ép dưới mỏm cùng vai,…

Khi bị viêm chóp xoay vai ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chỉ gặp phải những triệu chứng nhẹ nên thường chủ quan không đi khám bệnh sớm. Cụ thể như sau: 

- Đau vai nhẹ, có thể đau khi đang hoạt động và lúc nghỉ ngơi. 

- Đau và sưng khớp. 

- Đau mặt ngoài cánh tay. 

- Có thể đau âm ỉ hoặc đau đột ngột khi nâng cánh tay hoặc bị chạm vào vùng vai. 

- Khi hoạt động khớp vai, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lách tách. 

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng dẫn đến một số triệu chứng như sau: 

- Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, thường đau về đêm và có thể dẫn đến mất ngủ. Khi ngủ, người bệnh liên tục phải thay đổi tư thế. 

- Yếu cơ. 

- Khi chải đầu, đưa tay ra sau để mặc áo,... hoặc thực hiện một số hoạt động đơn giản khác cũng gặp nhiều khó khăn. 

- Không thể cử động vai. 

Một số biến chứng viêm chóp xoay vai có thể kể đến như: 

+ Bệnh để lâu ngày có thể tiến triển thành viêm gân mạn tính, khiến việc điều trị khó khăn và người bệnh phải sống chung lâu dài với bệnh. 

+ Co cứng khớp. 

+ Cơ vai, cơ cánh tay, lưng và ngực trở nên yếu và kém linh hoạt. 

+ Những cơn đau vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ thường xuyên và dễ dẫn tới những bệnh lý về thần kinh. 

2. Những nguyên nhân gây viêm chóp xoay vai

Viêm chóp xoay vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

- Thoái hóa gân. 

- Do thiếu máu nuôi gân. 

- Do khớp vai phải hoạt động quá mức. 

- Do chấn thương: Chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến viêm chóp xoay vai. Chẳng hạn như: ngã đè lên tay, chống tay khi ngã, nâng đồ vật quá nặng,… Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường mắc bệnh nhưng không thể tìm rõ nguyên nhân. 

Thợ sơn dễ bị viêm chóp xoay vai

Thợ sơn dễ bị viêm chóp xoay vai

Dù là người trẻ hay người trung tuổi đều có nguy cơ bị viêm chóp xoay vai. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

- Người trên 40 tuổi. 

- Các trường hợp thường xuyên phải hoạt động khớp vai như thợ sơn, thợ mộc, hoặc một số vận động viên bóng chày, cầu lông, bóng rổ, bóng ném,…

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm chóp xoay vai

3.1. Phương pháp chẩn đoán

Sau khi thăm khám, đánh giá các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có được kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để đánh giá tổn thương chóp xoay vai: 

- Chụp X-quang: Phương pháp này giúp người bệnh phát hiện những tổn thương như gai xương nhỏ hoặc tình trạng vôi hóa trong gân. 

- Siêu âm: Để nhận biết rõ về phần mềm như gân và cơ. 

- Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này có thể giúp các bác sĩ phát hiện được tình trạng viêm, tụ dịch, rách gân, thoái hóa gân. 

3.2. Phương pháp điều trị 

Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, nhu cầu vận động mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, những phác đồ điều trị thường được áp dụng là sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêm corticoid kết hợp với nghỉ ngơi và tập một số bài vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

 

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

- Các phương pháp không phẫu thuật: Đây là những phương pháp được áp dụng phổ biến và có thể điều trị khoảng vài tuần đến vài tháng mới đem lại hiệu quả rõ rệt: 

+ Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần hạn chế những hoạt động như giơ tay quá đầu,.. để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cũng nên thay đổi công việc để phù hợp hơn với thể trạng sức khỏe. 

+ Dùng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.

+ Tập các bài vật lý trị liệu để nâng cao sức mạnh khớp vai và giúp khôi phục tầm vận động. 

+ Tiêm corticoid để chống viêm nhưng cần cẩn trọng vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là nhiễm trùng máu, gây mất chức năng khớp. Do đó, cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và đảm bảo đúng quy trình vô trùng. 

+ Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu được chiết xuất từ máu của người bệnh giúp phục hồi mô tế bào bị tổn thương, phục hồi khả năng vận động. 

Tập vật lý trị liệu để bệnh nhanh hồi phục

Tập vật lý trị liệu để bệnh nhanh hồi phục

- Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 

+ Nội soi khớp vai để đánh giá mức độ tổn thương, lấy bỏ túi hoạt dịch, mài gai xương, khắc phục tình trạng rách chóp xoay, rách sụn viền,…

+ Mổ hở khớp vai: Để trực tiếp xử lý tổn thương. 

Sau khi mổ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi trong vòng 2 đến 4 tháng. Sau đó, người bệnh cần thực hiện một số bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục khả năng vận động.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đầu tư những thiết bị máy móng, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong chẩn đoán các bệnh về xương khớp. Khi lựa chọn MEDLATEC bạn còn có cơ hội được thăm khám bởi các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp BVĐK MEDLATEC cùng các Tiến sĩ, Thạc sĩ,… nhiều năm kinh nghiệm tại MEDLATEC. 

Hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết và được hỗ trợ đặt lịch khám sớm nhất. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.