Tin tức

Những điều nên biết về xét nghiệm Chlamydia

Ngày 03/06/2022
Chlamydia là một loại vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh qua nhiều con đường khác nhau, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, với phụ nữ, Chlamydia có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung, sinh non, vô sinh,... Thực hiện xét nghiệm Chlamydia là cách nhanh nhất để tìm ra sự hiện diện của loại khuẩn này trong cơ thể từ đó sớm đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhằm ngăn chặn mà bệnh có thể gây ra.

1. Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một loại bệnh lý có khả năng lây truyền qua đường tình dục với cả nam và nữ. Con đường lây truyền của căn bệnh này là: quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người nhiễm bệnh; lây từ mẹ sang con khi sinh thường.

Vi khuẩn Chlamydia - tác nhân gây ra bệnh cùng tên

Vi khuẩn Chlamydia - tác nhân gây ra bệnh cùng tên

Bệnh Chlamydia tương đối khó phát hiện vì ít khi xuất hiện triệu chứng. Những trường hợp có triệu chứng thì chúng thường thể hiện trong khoảng 1 - 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể ở từng giới tính, bệnh Chlamydia có biểu hiện như sau:

- Với nữ giới: dịch tiết âm đạo bất thường, tiểu tiện có cảm giác nóng rát, đau bụng dưới, sốt, đau khi quan hệ tình dục, đau lưng, ra máu vào giữa kỳ kinh,...

- Với nam giới: đi tiểu có cảm giác nóng rát, có dịch tiết bất thường ở dương vật, ngứa và nóng rát quanh lỗ sáo dương vật, số ít sẽ bị sưng đau tinh hoàn,...

2. Xét nghiệm Chlamydia - những vấn đề cơ bản

2.1. Xét nghiệm Chlamydia là như thế nào?

Xét nghiệm Chlamydia là loại xét nghiệm được thực hiện để tìm sự có mặt của Chlamydia trong cơ thể. Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và biết được Chlamydia có gây nhiễm khuẩn ở những cơ quan khác không. 

Xét nghiệm Chlamydia được thực hiện trong các mẫu dịch như: cổ họng, trực tràng, mắt, âm đạo, dịch niệu đạo,...; hoặc trong nước tiểu của người bị bệnh. Có rất nhiều chủng Chlamydia gây ra bệnh trên cơ thể như: 

- Chlamydophila psittaci: gây nhiễm trùng cho đường hô hấp.

- C. trachomatis: lây truyền qua đường tình dục, chủ yếu lây nhiễm vào cơ quan sinh dục; một số ít lây nhiễm vào trực tràng, hầu họng, kết mạc và niệu đạo.

- C. trachomatis: gây đau mắt hạt, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch ở cổ tử cung của người mẹ bị bệnh trong quá trình sinh thường.

- Chlamydia: gây bệnh viêm vùng chậu.

2.2. Mục đích và đối tượng nên làm xét nghiệm Chlamydia

- Mục đích của xét nghiệm

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm Chlamydia với mục đích:

+ Chẩn đoán nguyên nhân gây ra triệu chứng cho người bệnh.

+ Tầm soát Chlamydia cho những người đã có đời sống sinh hoạt tình dục.

+ Xét nghiệm đồng thời với xét nghiệm lậu vì triệu chứng của hai bệnh này khá tương đồng. Việc xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán xác định để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các hình thức xét nghiệm Chlamydia đang được áp dụng hiện nay

Các hình thức xét nghiệm Chlamydia đang được áp dụng hiện nay

- Đối tượng nên làm xét nghiệm

Những trường hợp sau được khuyến cáo nên làm xét nghiệm Chlamydia:

+ Bạn/bạn tình có triệu chứng nghi nhiễm Chlamydia.

+ Từng không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.

+ Nghi ngờ bị mắc bệnh lây qua đường tình dục.

+ Biết bạn tình của mình mắc bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

+ Đang dự định mang thai hoặc đang trong quá trình mang thai.

+ Khám phụ khoa và được biết vùng chậu bị viêm hoặc có rối loạn âm đạo.

+ Trẻ sơ sinh bị tiết dịch ở mắt, sưng đỏ mắt.

+ Thai phụ dưới 25 tuổi đang ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.

2.3. Quy trình lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm Chlamydia

Mẫu bệnh phẩm được dùng trong xét nghiệm Chlamydia là nước tiểu, máu hoặc dịch phết thu được ở một số vị trí trên cơ thể được nghi ngờ nhiễm bệnh của người cần làm xét nghiệm:

- Mẫu nước tiểu: dùng để làm xét nghiệm khuếch đại acid nucleic, trong vòng 2 giờ trước khi được lấy mẫu, người làm xét nghiệm không được đi tiểu. Trước khi đi tiểu cũng không được lau sạch vùng. Mẫu nước tiểu được lấy là phần đầu tiên của dòng tiểu ngay khi bắt đầu tiểu tiện.

- Mẫu dịch phết: dùng cho xét nghiệm lấy từ các khu vực được nghi ngờ là bị ảnh hưởng bởi Chlamydia như: cổ tử cung, âm đạo, mắt, niệu đạo, trực tràng. Cụ thể, từng đối tượng cách thức lấy mẫu xét nghiệm sẽ có sự khác nhau:

+ Nam giới: bác sĩ chèn 1 miếng gạc vào lỗ trực tràng hoặc niệu đạo, trước khi lấy mẫu tối thiểu 2 giờ không được phép đi tiểu.

+ Nữ giới: nằm trên bàn kiểm tra và dạng 2 chân lên cao sau đó bác sĩ chèn mỏ vịt được bôi trơn vào trong âm đạo nhằm làm cho thành âm đạo mở ra và bác sĩ lấy bàn chải y tế hoặc tăm bông để lấy mẫu dịch ở cổ tử cung.

Với trường hợp cần lấy mẫu bệnh phẩm ở mắt thì bác sĩ sẽ lấy miệng gạc chải vào trong mí mắt. Ngoài ra, có một số ít trường hợp cũng sẽ cần nuôi cấy dịch ở cổ họng.

2.4. Ý nghĩa của xét nghiệm Chlamydia và một số vấn đề lưu ý

Mục đích của xét nghiệm Chlamydia là tìm ra vi khuẩn Chlamydia trachomatis vì nếu không phát hiện vi khuẩn để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng như:

rung tâm xét nghiệm với hệ thống máy móc hiện đại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Trung tâm xét nghiệm với hệ thống máy móc hiện đại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

- Với nữ giới:

+ Biến chứng viêm vùng chậu tăng nguy cơ vô sinh vì ống dẫn trứng bị tổn thương. 

+ Mang thai ngoài tử cung. 

+ Chlamydia kết hợp với HPV làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

+ Sinh non hoặc lây nhiễm cho con khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi, nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.

- Với nam giới:

+ Viêm mào tinh.

+ Nhiễm trùng đường tiểu.

+ Viêm trực tràng.

+ Mắc bệnh lây qua đường tình dục như: HIV, lậu,...

Có một số yếu tố dễ tác động ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm Chlamydia như: kỳ kinh, phân ở mẫu bệnh phẩm thu từ trực tràng, thuốc kháng sinh,... Vì thế, trước khi làm xét nghiệm nên lưu ý để loại trừ các yếu tố này.

Sau khi làm xét nghiệm Chlamydia tốt nhân nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi nhận được kết quả chính xác. Nếu kết quả xét nghiệm tìm thấy sự có mặt của Chlamydia, tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn chưa giải tỏa được thắc mắc của bạn về xét nghiệm Chlamydia hay bạn đang có nhu cầu làm xét nghiệm này, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để có những hướng dẫn chi tiết. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên Sản - phụ khoa giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến trong Trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ CAP dành cho phòng Lab tiêu chuẩn quốc tế nên khi làm xét nghiệm Chlamydia tại đây bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ