Tin tức

Những thông tin liên quan đến bệnh nang ụ ngồi

Ngày 15/11/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nang ụ ngồi là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay nhưng rất ít người quan tâm và tìm hiểu. Trong khi đó, nếu mắc có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như hạn chế trong vận động chi dưới. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn những thông tin liên quan đến các khối u nang hình thành ở vùng ụ ngồi để mọi người cùng tham khảo.

1. Đại cương về nang ụ ngồi 

Thế nào là nang ụ ngồi?

Nang ụ ngồi hay còn được gọi là nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi là thuật ngữ để chỉ nang được hình thành ở vùng giữa cơ mông và ụ ngồi có chứa dịch. Bao hoạt dịch vùng ụ ngồi có thể ở dạng đơn lẻ hoặc chia thành nhiều túi. 

Vai trò của bao hoạt dịch ụ ngồi là cho phép cơ và gân trượt qua nhau để các chuyển động ở khu vực này linh hoạt và nhịp nhàng, thuận lợi cho việc lặp đi lặp lại. Màng ngồi cũng của bao hoạt dịch ụ ngồi là một mạng lưới dày đặc các mạch máu thực hiện nhiệm vụ tiết dịch khớp. 

Nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi là quá trình hình thành khối u do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau

Nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi là quá trình hình thành khối u do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau 

Nguyên nhân 

Các khối u nang được hình thành thường do những tác động, chấn thương, vi chấn thương xảy ra trực tiếp tại vị trí này. Đặc biệt, khi chịu ảnh hưởng, hệ mạch máu ở màng bao hoạt dịch sẽ tiết dịch nhiều, từ đó rất dễ dẫn đến viêm, sưng và gây đau đớn cho bệnh nhân. 

  • Ụ ngồi là một trong những vùng dễ bị các chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như té ngã khiến mông bị va đập mạnh, quá trình vận động như cưỡi ngựa, hoặc chơi những môn thể thao như điền kinh, đua xe đạp, đá bóng, nhảy cao, leo núi,…

  • Bên cạnh đó, việc bạn ngồi quá lâu do tính chất công việc chẳng hạn như nhân viên văn phòng, kế toán, tài xế,… là một trong số nguyên nhân dẫn đến hình thành nang ụ ngồi bởi trọng lượng cơ thể gây ra áp lực lớn lên vị trí này thường xuyên trong thời gian kéo dài. 

  • Cuối cùng là quá trình thoái hóa xương khớp theo thời gian ở những người khi bước sang giai đoạn trung niên cũng có thể là lý do khiến nang hình thành. 

Việc ngồi quá lâu thường xuyên và liên tục do tính chất công việc có thể dẫn đến quá trình hình thành khối u vùng ụ ngồi

Việc ngồi quá lâu thường xuyên và liên tục do tính chất công việc có thể dẫn đến quá trình hình thành khối u vùng ụ ngồi

2. Biểu hiện và biến chứng của bệnh nang ụ ngồi như thế nào?

Biểu hiện

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh u nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi thông qua các biểu hiện như sau: 

  • Một khối u sẽ hình thành lồi lên ở vùng da tại vùng ụ ngồi, khi sờ thấy mềm, không có sự di chuyển. 

  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau, hơi nhói mỗi khi ngồi xuống hay nằm đè lên khối u nang khiến cho các dây thần kinh ở khu vực xung quanh bị chèn ép.

  • Khối u nang có thể sưng to, nóng, đỏ ửng trong trường hợp bị viêm, đôi khi bệnh nhân còn đi kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi,... do dịch viêm ứ đọng gây ảnh hưởng đến cơ thể. 

  • Hơn nữa, khi bị viêm u nang ụ ngồi, người bệnh sẽ thường xuyên thấy đau, nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế như duỗi thẳng, cong hông, quá trình vận động của chi dưới bị hạn chế, cơn đau có thể lan rộng sang nhiều vị trí xung quanh, gây viêm gân.

Nang ở vùng ụ ngồi nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ, gân, xương, khớp khu vực xung quanh

Nang ở vùng ụ ngồi nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ, gân, xương, khớp khu vực xung quanh

Biến chứng 

Tình trạng nang u ngồi nếu không được can thiệp sớm rất dễ dẫn đến viêm và gây ra nhiều biến chứng như: 

  • Sự chèn ép và những cơn đau ụ ngồi do viêm có thể khiến cho việc đi lại, ngồi xuống, đứng lên, nằm,… bị hạn chế. 

  • Xương, khớp tại vùng ụ ngồi chịu ảnh hưởng và có thể gây ra các bệnh lý như viêm, nhiễm trùng khớp, tràn dịch ổ khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa của khớp. 

  • Các cơ và gân khu vực xung quanh có thể chịu tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm. 

  • Trường hợp viêm nang ụ ngồi mạn tính có thể dẫn đến tình trạng vôi hóa. 

3. Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán 

Để xác định bệnh nhân có mắc bệnh nang ụ ngồi hay không, các bác sĩ có thể thực hiện việc chẩn đoán thông qua:

  • Lâm sàng: Quan sát kết hợp sờ nắn để tìm vị trí khối u mềm đồng thời dựa trên những biểu hiện trên cơ thể bệnh nhân. 

  • Cận lâm sàng: Sau khi thực hiện việc khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ có định hướng chẩn đoán tiếp theo nhờ phương pháp siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ vùng ụ ngồi. Xét nghiệm công thức máu cũng được sử dụng cùng lúc với những phương pháp trên trong trường hợp nang ụ ngồi có biểu hiện sưng tấy, viêm, nhiễm trùng.

Ngoài ra, cần phải có sự chẩn đoán phân biệt giữa u nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi với các bệnh như u mỡ, u bã đậu, u huyết,… Hoặc nếu bệnh dẫn đến viêm u nang thì tránh nhầm lẫn với tình trạng viêm bao hoạt dịch do lao khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tinh thể,…

Điều trị

Tùy vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của khối nang dịch vùng ụ ngồi mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị bằng những phương pháp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất và phù hợp với từng bệnh nhân. 

  • Chọc hút dịch trong khối nang được áp dụng khi bệnh nhân có u kích thước lớn và gây ra các biểu hiện như đau tức vùng ụ ngồi, hạn chế vận động. Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả điều trị thấp bởi dịch viêm có thể không được hút hết và tỷ lệ tái phát cao. Khi đó, các bác sĩ sẽ xem xét đến kỹ thuật ngoại khoa khác là phẫu thuật. 

Phẫu thuật với bệnh nhân có khối u nang vùng ụ ngồi sẽ được tiến hành khi phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả và bệnh tái diễn liên tục. Khối nang sẽ được cắt trọn cho đến sát ụ ngồi rồi dùng một redon vào đáy vết mổ để dẫn lưu dịch ra ngoài. Sau đó sát trùng lại bằng bằng dung dịch iodine hay oxy già. Khâu và băng vết mổ, thay băng, theo dõi thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. 

Phòng tránh bệnh nang vùng ụ ngồi bằng chế độ luyện tập vừa phải, vận động vừa sức

Phòng tránh bệnh nang vùng ụ ngồi bằng chế độ luyện tập vừa phải, vận động vừa sức và kiểm soát thời gian ngồi, nghỉ ngơi của cơ thể khi làm việc

Mặc dù phổ biến những bệnh nang ụ ngồi hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp như hạn chế việc vận động quá mạnh, chú ý trong quá trình đi đứng, sinh hoạt, sau khi ngồi quá lâu nên đứng dây và di chuyển vài phút để thả lỏng cơ thể, chế độ ăn uống, luyện tập thể thao vừa phải,… 

Nếu bạn cần biết thêm nhiều thông tin hay tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900.56.56.56, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.

Từ khoá: nang ụ ngồi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.