Tin tức
Phẫu thuật gọt hàm và những thông tin cần biết trước khi thực hiện
- 08/07/2024 | Cảnh báo tai biến thẩm mỹ: Nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn NTM sau nâng ngực bằng mỡ tự...
- 27/07/2024 | Phẫu thuật chỉnh hình dị hình vách ngăn mũi: “Cứu hộ” đường thở - an toàn - thẩm mỹ
- 06/04/2023 | Sụn mũi là gì? Có nên nâng mũi bằng sụn tự thân không?
1. Phẫu thuật gọt hàm được thực hiện với những trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt gọt hàm đang được xem là “cơn sốt” trong làm đẹp tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ tại niêm mạc lợi ở hàm dưới và bóc tách để lộ xương hàm sau đó gọt hàm để tạo hình dáng như mong muốn. Kỹ thuật này sẽ giúp gương mặt trở nên thon gọn, cân đối hơn.
Phẫu thuật gọt xương hàm thường được áp dụng với những trường hợp sau:
- Những người có gương mặt vuông vức, thô kệch, to và bè bề ngang.
- Xương hàm hai bên không cân đối, bị lệch hoặc gãy do bẩm sinh hoặc tai nạn.
- Những chấn thương ảnh hưởng đến hình dạng của xương hàm hoặc làm gương mặt trở nên méo mó.
- Phẫu thuật theo nhu cầu làm đẹp của nhiều người có cằm ngắn, gò má cao hoặc muốn có cằm V-line hay cằm thon gọn, cân đối hơn.
- Một số người lại muốn gọt xương hàm để tạo nên một chiếc cằm tinh tế và là điểm nhấn cho khuôn mặt theo tỷ lệ vàng, mang đến hiệu quả thẩm mỹ.
Phẫu thuật gọt xương hàm hiện nay rất phổ biến trong các dịch vụ làm đẹp
2. Phẫu thuật gọt hàm có nguy hiểm không?
Mức độ an toàn của phẫu thuật gọt xương hàm là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Để biết phẫu thuật này có nguy hiểm không thì bạn cần hiểu rõ quy trình thực hiện.
Quy trình phẫu thuật cắt gọt xương hàm
Sau khi thực hiện thăm khám tổng quát và các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe bác sĩ lên lịch phẫu thuật cho bệnh nhân. Phẫu thuật gọt xương hàm thường diễn ra theo trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Gây mê toàn thân để người bệnh không cảm thấy đau đớn trong quá trình thực hiện. Bác sĩ hay nhân viên y tế sẽ căn dặn bạn nhịn ăn trước khi gây mê ít nhất 8 tiếng.
- Bước 2: Sau khi bệnh nhân đã mê hoàn toàn, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt bên trong lợi và bóc tách để tiếp cận đến xương hàm, đánh dấu những phần sẽ tiến hành cắt gọt.
- Bước 3: Sử dụng máy cưa laser hoặc máy cưa vi mô để cắt những phần đã đánh dấu sau đó cắt lại đường viền để định hình giúp gương mặt tròn trịa và tự nhiên hơn. Với những trường hợp hàm phát triển quá mức thì bác sĩ sẽ tiến hành gọt hàm đồng thời loại bỏ chất béo dưới da để cằm thon gọn hơn.
- Bước 4: Khâu lại vết mổ bằng chỉ tự tiêu, dùng băng ép cố định khung xương hàm và kết thúc ca phẫu thuật, chuyển bệnh nhân sang phòng chăm sóc hậu phẫu.
Gọt hàm là phẫu thuật ngoại khoa giúp khuôn mặt trông cân đối với gọn hơn
Phẫu thuật gọt xương hàm có nguy hiểm không?
Gọt hàm là kỹ thuật ngoại khoa có sử dụng dao kéo và tác động trực tiếp lên xương hàm làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt đồng thời cần gây mê toàn thân vì vậy tiềm ẩn những rủi ro. Quá trình thực hiện đòi hỏi bác sĩ và ekip phải có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ hiện đại.
Những biến chứng sau phẫu thuật mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Sau khi thuốc mê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ở vị trí mổ đi kèm nhiều triệu chứng khác như khó ăn uống, khó nhai, đau đầu cấp hoặc mạn tính.
- Vết thương có thể chảy máu, sưng tấy,…
- Mất máu nhiều gây sốc phản vệ.
- Nhiễm trùng vết thương, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ lệch hàm.
- Mất khả năng diễn đạt cảm xúc trên gương mặt.
- Đôi khi còn có những trường hợp đe dọa tính mạng.
Phẫu thuật gọt xương hàm cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao
3. Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật gọt hàm
Chế độ chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi thể trạng và thời gian lành vết thương. Chính vì vậy, sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ về chế độ chăm sóc hậu phẫu.
- Sử dụng đá lạnh để chườm nếu vết thương gây đau, sưng tấy.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh sử dụng hàm quá nhiều, làm việc nặng và không chơi thể thao trong thời gian từ 3 - 5 ngày đầu.
- Ưu tiên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nhai nhằm hạn chế tác động lên vết thương.
- Vệ sinh vết thương đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không dùng tay chạm lên vết thương hoặc sử dụng vật sắc nhọn để cạy miệng vết thương.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... sau phẫu thuật tối thiểu 7 ngày.
- Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý sớm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ dưỡng chất, tránh sử dụng thực phẩm nhiều đường hoặc gây dị ứng, tăng phản ứng viêm, tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như hải sản, đồ sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, nước uống có gas,…
Thông thường, sau phẫu thuật 2 - 3 ngày, mặt bệnh nhân sẽ có tình trạng sưng và bầm tím sau đó giảm dần. Từ 7 - 10 ngày vết thương sẽ bắt đầu lành. Khi da liền lại và hình thành da non sẽ gây ngứa. Tuy nhiên, bạn không được dùng tay cào, gãi sẽ khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo.
Đồng thời, bạn cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe và quá trình phục hồi cũng như hiệu quả thẩm mỹ của ca phẫu thuật. Sau khi hồi phục hoàn toàn, bạn vẫn phải duy trì chế độ chăm sóc thích hợp và tránh những va chạm mạnh khiến hàm bị biến dạng.
Tuân thủ chế độ chăm sóc và tái khám định kỳ sau khi phẫu thuật cắt gọt hàm
Phẫu thuật gọt hàm tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ an toàn cũng như hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra. Nếu bạn còn những vấn đề sức khỏe cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!