Tin tức
Phụ nữ mang thai có nên xét nghiệm rubella
- 09/03/2020 | Vắc xin sởi - quai bị - rubella lịch tiêm là khi nào?
- 17/02/2020 | Xét nghiệm Rubella tại nhà dành cho ai, để làm gì?
- 16/02/2020 | Kết quả xét nghiệm Rubella tại nhà - những vấn đề đáng lưu tâm
- 06/02/2020 | Xét nghiệm Rubella là gì, nên thực hiện ở đâu?
- 20/02/2020 | Bệnh Rubella - nguyên nhân, nhận biết và cách thức chẩn đoán
1. Bệnh Rubella là gì?
Rubella là một bệnh do virus có tên Rubella gây nên, là một bệnh truyền nhiễm lành tính ảnh hưởng đến da và hệ bạch huyết, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì đây là một bệnh rất nguy hiểm bởi nó có khả năng gây các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Hình 1: Hình ảnh virus Rubella
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường lây qua các giọt khí dung khi người bệnh ho hay hắt hơi.
- Đối với phụ nữ mang thai nhất là trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bị mắc bệnh sẽ là mối nguy hiểm lớn với thai nhi bởi bệnh sẽ lây từ mẹ sang con theo đường máu gây hậu quả sảy thai, thai lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra mang các dị tật bẩm sinh: điếc bẩm sinh, dị tật ở mắt, tim, phổi,...
Nguy cơ và độ trầm trọng của dị tật tùy thuộc vào tuổi thai lúc mẹ bị nhiễm virus.
Nếu mẹ bị nhiễm virus khi thai dưới 12 tuần thì 90% trẻ sẽ bị dị tật.
Nếu mẹ nhiễm ở tuổi thai 13 - 16 tuần thì 30 - 40% trẻ sẽ bị dị tật.
Nếu mẹ bị nhiễm ở tuổi thai 17 - 20 thì tỉ lệ trẻ dị tật là 10% và rất hiếm khi gặp dị tật nếu mẹ mắc bệnh sau 20 tuần.
2. Triệu chứng của Bệnh Rubella
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa xuân với thời gian ủ bệnh trung bình là 14 ngày. Trên 50% trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình khiến người bệnh nhầm tưởng triệu chứng bệnh Rubella với các bệnh khác.
Triệu chứng điển hình của bệnh là phát ban: xuất hiện các nốt tròn nhỏ có màu đỏ hồng bắt đầu thấy ở đầu mặt, tay chân rồi lan ra toàn thân. Các nốt ban sẽ biến mất sau khoảng 3 ngày.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
+ Sốt: bệnh nhân thấy sốt nhẹ, đau đầu người mệt mỏi kèm chảy nước mũi.
+ Có thể xuất hiện hạch ở cổ, bẹn.
+ Đau khớp, viêm mắt.
Hình 2: Triệu chứng của bệnh Rubella gồm phát ban, sốt
3. Phương pháp nào được dùng để chẩn đoán bệnh Rubella?
Hiện nay xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh.
- Máu tĩnh mạch được lấy vào các ống chống đông sau đó tách lấy huyết thanh để xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgM bằng phương pháp ELISA, là những kháng thể kháng virus Rubella có bản chất là protein.
+ Kháng thể IgM xuất hiện trong máu sau khi nhiễm virus khoảng 14 - 18 ngày, tức là sau khi phát ban vài ngày tới 1 tuần và biến mất sau khoảng 2 tháng bị nhiễm virus. Xét nghiệm kháng thể IgM được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh .
+ Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn kháng thể IgM và tồn tại trong máu suốt đời.
Kháng thể này sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng do virus gây ra.
Xét nghiệm được thực hiện thường quy cho tất cả thai phụ đến khám thai lần đầu, tốt nhất dưới 8 tuần, chỉ xét nghiệm thường quy tới tuổi thai 16 tuần.
Không làm xét nghiệm cho những thai phụ có kháng thể an toàn trước khi có thai lần này.
Hình 3: Xét nghiệm máu là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán bệnh
4. Kết quả xét nghiệm Rubella nói lên điều gì?
Các trường hợp kết quả có thể xảy ra đối với xét nghiệm này như sau:
+ IgM dương tính (+): điều này nói lên bạn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên có thể chưa chắc chắn bệnh do virus Rubella gây nên bởi khi có kháng nguyên lạ có thể là một loại virus khác xâm nhập vào cơ thể sẽ đều xuất hiện IgM để bảo vệ cơ thể.
Bạn nên lặp lại xét nghiệm IgG và IgM sau 2 tuần. Nếu kết quả cho thấy IgM vẫn dương tính, lượng IgG tăng gấp 3 - 4 lần thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm virus rubella. Nếu IgM dương tính, IgG âm tính thì kết quả IgM là không đặc hiệu.
+ IgM âm tính (-): có 2 trường hợp xảy ra là bạn không bị nhiễm bệnh hoặc bạn đang trong giai đoạn ủ bệnh lượng kháng thể chưa đủ để phát hiện.
Nếu IgG dương tính, chứng tỏ bạn đã có miễn dịch chống lại virus Rubella. Nếu IgG âm tính, bạn nên đi xét nghiệm lại sau 2 tuần để chắc chắn mình có bị nhiễm bệnh hay không.
+ IgG dương tính và nồng độ > 1: bạn có kháng thể kháng Rubella trong máu và có thể bảo vệ được cơ thể. Có thể do bạn đã mắc Rubella trước đó từ lâu hoặc mới bị bệnh . Có thể phân biệt bằng cách xét nghiệm lại IgG sau 2 tuần, nếu lượng IgG tăng cao hơn 3 - 4 lần thì là bạn mới bị nhiễm .
+IgG có kết quả 0.8 - 0.9: cần xét nghiệm kiểm tra lại.
+ IgG có kết quả < 0.7: lượng kháng thể của bạn rất thấp chưa thể bảo vệ cơ thể bạn. Bạn nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Hình 4: Xét nghiệm Rubella phát hiện kháng thể IgG và IgM của virus
5. Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh Rubella
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh Rubella là tiêm vắc-xin phối hợp 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella (Vắc-xin MMR) cho trẻ em. Đây là một loại vắc-xin chứa virus sống giảm động lực. Nên tiêm 2 mũi vắc-xin để hiệu quả phòng bệnh là cao nhất:
+ Mũi 1: thời gian tiêm từ 12 - 15 tháng tuổi.
+ Mũi 2: thời gian tiêm từ 4 - 6 tuổi.
- Phụ nữ có kế hoạch chuẩn bị mang thai cũng nên xét nghiệm Rubella. Nếu kết quả cho thấy cơ thể bạn chưa được bảo vệ bởi kháng thể thì nên đi tiêm trước khi mang thai 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho thai nhi.
- Ngoài ra nên giữ vệ sinh nhà cửa lớp học sạch sẽ, thông thoáng để cơ thể có miễn dịch tốt nhất.
Hình 5: Xét nghiệm Rubella có vai trò quan trọng với phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai
Mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và chuẩn bị có kế hoạch mang thai cần hiểu rõ về xét nghiệm Rubella và đi kiểm tra tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để có biện pháp phòng bệnh và điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở khám chữa bệnh tin cậy với hơn 24 năm hoạt động trong nghề khám chữa bệnh cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm . Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín cho mẹ trong suốt thai kỳ. Gọi điện đặt lịch khám theo số 1900565656 để chúng tôi được phục vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!