Tin tức
Phương pháp hiệu quả điều trị trẻ bị viêm tai giữa có mủ
- 18/04/2020 | Bệnh viêm tai giữa: nguyên nhân và cách phòng tránh
- 03/08/2020 | Viêm tai giữa có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 17/07/2020 | Tổng hợp những triệu chứng viêm tai giữa dễ nhận biết
1. Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm như thế nào?
Tai giữa là bộ phận nằm giữa của tai, có ống thính giác thông xuống vùng họng hầu giúp đưa dịch và chất bẩn ra ngoài. Ở trẻ nhỏ, ống thính giác này ngắn hơn người trưởng thành nên dịch bẩn dễ bị ứ đọng gây viêm nhiễm. Viêm tai giữa ở trẻ em thường có triệu chứng như sốt, đau ngứa tai, chảy dịch,…
Viêm tai giữa có mủ cho thấy bệnh ở giai đoạn ứ mủ
Viêm tai giữa cấp tính có mủ ở trẻ em diễn biến qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: ở giai đoạn này, chưa xuất hiện mủ trong hòm nhĩ.
- Giai đoạn toàn phát: gồm thời kỳ ứ mủ chưa vỡ và thời kỳ vỡ mủ màng nhĩ.
Tình trạng trẻ bị viêm tai giữa có mủ nghĩa là bệnh đã tiến triển sang giai đoạn toàn phát, nếu không điều trị tích cực có thể gây vỡ mủ, thủng màng nhĩ.
Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn toàn phát là:
1.1. Giai đoạn ứ mủ
Bên tai bị viêm nhiễm đau nhiều, giảm thính lực, kèm ù tai. Trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như: sốt, thường xuyên quấy khóc, kém ăn, mất ngủ, tự bứt tai, đau họng, ngạt mũi,…
1.2. Giai đoạn vỡ mủ
Lúc này dịch trong tai đã chảy ra ngoài, các triệu chứng khó chịu cũng giảm hơn so với giai đoạn ứ mủ. Dịch chảy từ tai có thể ở dạng nhầy mủ, hoặc dịch màu vàng đặc. Các triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi,… có thể vẫn tiếp diễn.
Viêm tai giữa có mủ có thể thủng màng nhĩ
Viêm tai giữa không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu có triệu chứng chảy mủ dịch từ tai mà trẻ không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, tiêu xương tia, viêm tai xương chũm, viêm màng não,…
2. Các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ
Trước hết, bác sĩ cần xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm cả độ tuổi, tiền sử bệnh, triệu chứng,… như:
2.1. Chăm sóc tại nhà và theo dõi
Viêm tai giữa có mủ thường biểu hiện bệnh rõ trong 1 - 2 ngày đầu. Cha mẹ sẽ được hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ cũng như thực hiện chế độ dinh dưỡng.
Trường hợp sau thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà được khuyến cáo là trẻ bị đau tai trong nhẹ, có thể một hoặc cả hai bên tai nhưng đau ít hơn 48 giờ. Trẻ sốt dưới 39 độ.
Cần làm sạch tai và mủ rỉ ra từ tai
Mẹ cần thực hiện vệ sinh tai cho trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần lưu ý vệ sinh mũi họng thường xuyên để tránh bệnh lây lan.
2.2. Điều trị giảm đau
Viêm tai giữa chảy mủ khiến trẻ gặp đau đớn trong tay và nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi đó điều trị giảm đau sẽ được sử dụng bằng cách:
- Sử dụng túi chườm ấm.
- Thuốc giảm đau: Chỉ dùng cho trẻ khi có chỉ dẫn của bác sĩ, cẩn trọng khi dùng aspirin cho trẻ nhỏ.
Chỉ dùng thuốc giảm đau cho trẻ khi có chỉ dẫn bác sĩ
2.3. Điều trị bằng kháng sinh
Có tới 2/3 các trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn, vì thế kháng sinh sẽ giúp điều trị hiệu quả trong trường hợp này. Thuốc kháng sinh có thể chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ 6 tháng tuổi và lớn hơn bị đau tai nặng mà không cần chờ đợi các triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên không tự ý sử dụng bởi kháng sinh dùng sai cách có thể gây viêm nhiễm tái phát, vi khuẩn có thể kháng thuốc và gây bệnh nặng hơn.
Với trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc kháng sinh nếu xảy ra nhiễm trùng tai.
2.4. Dùng ống thông tai
Nếu trẻ bị viêm tai giữa có mủ tái phát nhiều lần, các phương pháp điều trị trên không đạt hiệu quả tốt, bác sĩ có thể xem xét sử dụng ống thông tai để dẫn lưu mủ. Qua can thiệp phẫu thuật, một ống nhĩ nhỏ sẽ được đặt ở lỗ mở màng nhĩ, giúp thông khí tai giữa, giảm tích tụ chất lỏng.
Ống thông tai sẽ được tháo ra khi bệnh viêm tai giữa không còn tái phát sau 6 tháng - 1 năm.
3. Phòng ngừa viêm tai giữa có mủ ở trẻ
Bệnh viêm tai giữa có mủ có thể lây từ trẻ bệnh sang trẻ lành khi tiếp xúc gần, vì thế cần cố gắng tránh xa trẻ với người mắc bệnh. Trẻ sơ sinh đang giai đoạn bú sữa mẹ cần được bú sữa mẹ thường xuyên, đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch. Với trẻ lớn hơn cũng cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phòng viêm tai giữa và các bệnh lý nhiễm khuẩn khác hiệu quả.
Việc các vật thể lạ rơi vào tai do trẻ nô đùa, khám phá có thể gây thủng màng nhĩ và viêm tai giữa. Vì thế hãy loại bỏ những vật thể này càng sớm càng tốt. Tai - Mũi - Họng là ba cơ quan có liên hệ mật thiệt, do đó bất cứ bệnh lý ở cơ quan nào cũng cần được điều trị tích cực để tránh lây lan.
Điều trị sớm Viêm tai giữa ở trẻ để tránh biến chứng
Để điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa có mủ nhanh chóng, đạt hiệu quả và không để lại biến chứng thì việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng quan trọng. Do đó nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, hãy sớm đưa trẻ tới cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn khám và điều trị.
Hi vọng những thông tin Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp về điều trị và phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa có mủ ở trên sẽ giúp bạn bảo vệ đôi tai của bé và cả gia đình luôn khỏe mạnh.
Hiện, MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín của phụ huynh trong việc điều trị viêm tai cũng như các bệnh lý khác. Với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa nhiều năm trong nghề tận tâm, chắc chắn trẻ sẽ được chăm sóc sốt nhất.
Để được tư vấn khám và điều trị, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!