Tin tức

Quá trình thực hiện xét nghiệm gan như thế nào?

Ngày 29/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến chức năng gan ngày một tăng nhiều hơn. Chính vì thế, nhu cầu tầm soát bệnh, kiểm tra khả năng hoạt động của gan cũng được nhiều người quan tâm. Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của gan. Vậy quy trình xét nghiệm gan như thế nào?

1. Xét nghiệm gan là gì? Khi nào nên xét nghiệm gan?

Xét nghiệm gan như thế nào là một trong số những thắc mắc rất phổ biến ở bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi lý giải câu hỏi này, các bạn cần phải hiểu xét nghiệm gan là gì? Xét nghiệm gan là quá trình tiến hành kiểm tra các chỉ số liên quan đến hoạt động của gan: như  men gan, Bilirubin, protein, albumin, đông máu, tổng phân tích tế bào máu. Đối với cơ thể, gan giữ nhiều chức năng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Khi khả năng làm việc của gan có vấn đề, cơ thể sẽ có nhiều biểu hiện bất thường, điển hình như buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng,... 

xét nghiệm gan như thế nào

Xét nghiệm gan để tầm soát một số vấn đề sức khỏe

Thông qua kết quả xét nghiệm, ngoài việc xác định khả năng làm việc của gan thì bác sĩ còn có thể tìm thấy những tổn thương mà gan đang mắc phải. Tuy nhiên, xét nghiệm gan chỉ được kiến nghị khi bác sĩ nhận thấy những vấn đề bất thường hoặc xác định được yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Xét nghiệm nhằm kiểm tra sự tổn thương do tình trạng nhiễm trùng gan gây ra. Trong đó, phần lớn các trường hợp bệnh nhân chủ yếu bị viêm gan B hoặc viêm gan C.

  • Xét nghiệm nhằm kiểm soát những tác dụng phụ có thể xảy ra do một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.

  • Những đối tượng cơ thể xuất hiện một vài biểu hiện của tình trạng rối loạn chức năng gan. 

  • Những người có bệnh sử từng mắc phải một trong số các bệnh lý liên quan đến gan cần phải xét nghiệm nhằm theo dõi và tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người chưa điều trị bệnh dứt điểm thì nên tiến hành điều trị đặc hiệu. 

  • Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như đái tháo đường, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu hoặc tăng huyết áp.

  • Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia hoặc uống nhiều rượu, bia.

  • Những người mắc bệnh lý túi mật thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

2. Quy trình xét nghiệm gan như thế nào?

Khá nhiều bạn đọc thắc mắc về quy trình các bước xét nghiệm gan như thế nào? Thực tế, tùy vào tình trạng thể chất của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm một trong ba nhóm sau:

Các hạng mục xét nghiệm gan như thế nào

Các hạng mục xét nghiệm gan như thế nào?

2.1. Xét nghiệm gan nhằm tầm soát chức năng khử độc và bài tiết

Đối với cơ thể của người bình thường, hàm lượng Bilirubin toàn phần tồn tại trong máu thường nằm trong khoảng 0.8 - 1.2mg/dL (tức từ 5 - 17mmol/L); Bilirubin trực tiếp chênh lệch từ 0.2 - 04 mg/dL; Bilirubin gián tiếp nằm trong mức từ 0.6 - 0.8mg/dL. Ở những người được chẩn đoán bị bệnh vàng da, chỉ số Bilirubin toàn phần thường cao hơn 2.5mg/dL.

Những trường hợp hàm lượng Bilirubin trực tiếp tăng cao thường dễ mắc phải những bệnh lý như sỏi mật, tắc mật, khối u chèn ép đường mật,... Đối với những người có nồng độ Bilirubin gián tiếp tăng cao thì có thể mắc phải hội chứng Gilbert hoặc tan máu. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra bằng que nhúng. 

Theo bác sĩ, nồng độ Urobilinogen ở người khỏe mạnh dao động từ 0.2 - 1.2 đơn vị. Đối với bệnh nhân bị tắc mật hoàn toàn thì chỉ số này sẽ là 0 khi xét nghiệm nước tiểu. Ngược lại, những đối tượng có chỉ số Urobilinogen tăng cao thường bị xuất huyết tiêu hóa, tán huyết hoặc mắc bệnh về gan. 

Ngoài việc kiểm tra chỉ số Bilirubin, Urobilinogen thì bệnh nhân còn được đo lường nồng độ của ALP (một dạng enzym thủy phân). Nếu kết quả kiểm tra ALP tăng trong giới hạn từ mức nhẹ đến vừa (gấp 2 lần so với nồng độ bình thường) thì nguy cơ cao bệnh nhân bị di căn, xơ gan hoặc viêm gan. Trong trường hợp nồng độ ALP tăng cao (gấp 3 - 10 lần) so với mức bình thường thì có thể do tắc mật. 

Kiểm tra nồng độ enzym thủy phân ALP

Kiểm tra nồng độ enzym thủy phân ALP

Một hạng mục khác nữa mà bệnh nhân cần phải kiểm tra chính là nồng độ Amoniac (NH3) tồn tại trong máu. Nếu chỉ số NH3 nằm trong mức từ 5 - 69 mg/dL thì vẫn được xem là bình thường. Ngược lại, nếu kết quả kiểm tra tăng cao thì có thể bệnh nhân mắc phải bệnh mạn tính hoặc gan cấp. Ngoài ra, chỉ số GGT thường tăng cao ở những người mắc bệnh xơ gan, nhồi máu cơ tim, nhiễm độc, bệnh phổi, suy thận hoặc uống rượu, bia nhiều.

2.2. Xét nghiệm gan nhằm kiểm tra tình trạng tế bào gan hoại tử

Ở mỗi nhóm xét nghiệm, các hạng mục kiểm tra cũng có sự khác nhau. Vậy để đánh giá nguy cơ hoại tử tế bào gan thì quá trình thực hiện xét nghiệm gan như thế nào? Theo bác sĩ, những hạng mục phải tiến hành khi bệnh nhân cần đánh giá về tình trạng hoại tử ở tế bào gan sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra chỉ số Transaminase: dựa trên nồng độ AST, bác sĩ có thể chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe liên quan đến não, cơ tim, tụy, thận,... Trong đó, người khỏe mạnh luôn có chỉ số AST và ALT nằm ở mức thấp hơn 40 Ul/L.

Kiểm tra chỉ số axit Lactate Dehydrogenase cơ thể

Kiểm tra chỉ số axit Lactate Dehydrogenase cơ thể

  • Kiểm tra nồng độ LDH (axit Lactate Dehydrogenase).

  • Kiểm tra hàm lượng Ferritin (một loại protein được dự trữ trong sắt): đối với hệ tiêu hóa, Ferritin có chức năng điều chỉnh khả năng hấp thụ sắt phù hợp với nhu cầu cơ thể mỗi người. Đối với nam giới, hàm lượng Ferritin thường nằm ở mức từ 100 - 300mg/L. Ngược lại, ở nữ giới, mức protein này thường thấp hơn, khoảng 50 - 200mg/L.

2.3. Xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

Để kiểm tra các chức năng tổng hợp ở gan, bệnh nhân cần phải tiến hành một số hạng mục xét nghiệm dưới đây:

  • Đo nồng độ Albumin: Albumin thường chỉ tồn tại trong gan và nồng độ tiêu chuẩn ở người khỏe mạnh thường nằm trong khoảng 35 - 55g/L. Đối với những người có vấn đề sức khỏe liên quan chức năng của gan thì chỉ số Albumin thường giảm nhiều. 

Kiểm tra thời gian đủ để máu có thể đông lại

Kiểm tra thời gian đủ để máu có thể đông lại

  • Đo lường chỉ số Prothrombin (PT): nhằm đo lường thời gian để máu đông. 

  • Đo lường chỉ số Globulin của huyết thanh: thường khoảng 20 - 35g/L ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi gan có biểu hiện bị tổn thương thì hàm lượng Globulin cũng sẽ tăng lên rất cao. 

3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm gan

Ngoài việc lý giải thắc mắc xét nghiệm gan như thế nào thì bác sĩ cũng chia sẻ một số lưu ý dành cho mọi người để đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác. Thực tế, những chỉ số đo lường được trong quá trình xét nghiệm gan chính là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Do đó, mọi người nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để đảm bảo không có bất kỳ sự sai lệch nào trong xét nghiệm. Cụ thể như:

  • Không ăn, uống (trừ nước lọc) trước khi xét nghiệm gan. Theo bác sĩ, bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 4 - 6 tiếng là tốt nhất.

Tuyệt đối không uống thuốc trước khi xét nghiệm

Tuyệt đối không uống thuốc trước khi xét nghiệm

  • Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc trước khi xét nghiệm gan ít nhất 12 tiếng để đảm bảo các thành phần trong thuốc làm sai kết quả kiểm tra.

  • Không sử dụng các chất kích thích kể cả thuốc lá trước khi xét nghiệm gan (ít nhất 4 tiếng) vì thành phần nicotine sẽ làm cho các chỉ số bị sai lệch. 

  • Tiến hành xét nghiệm gan vào buổi sáng để đạt kết quả chính xác cao hơn.

Với những lý giải chi tiết trên đây, chắc hẳn các bạn cũng hiểu rõ hơn về quy trình xét nghiệm gan như thế nào. Bên cạnh đó, bạn đọc còn được chia sẻ một số lưu ý hữu ích giúp quá trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.