Tin tức

Răng số 4 có vai trò gì? Có nên nhổ không?

Ngày 24/03/2023
Phòng đen răng bằng cách loại bỏ thói quen hút thuốc lá
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Răng số 4 còn có tên gọi là răng cối hay răng tiền hàm và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng. Chính vì thế, nhiều người rất lo lắng việc nhổ răng tại vị trí này có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe. Chuyên gia sẽ giải thích rõ ràng hơn về vai trò cũng như một số tình huống cần thiết phải nhổ răng số 4 trong bài viết sau. 

1. Răng số 4 đảm nhiệm vai trò gì?

Chiếc răng nhỏ nhất trên cung hàm chính là răng số 4 và còn có nhiều tên gọi khác như răng cối hoặc răng tiền hàm. Tính tổng cả hai hàm răng sẽ có 4 chiếc răng cối, trong đó mỗi hàm sẽ có 2 chiếc. Răng ở vị trí số 4 có hình dạng như ngọn giáo, thường nhọn và dài hơn so với các răng khác, có độ sắc nhất định. 

 Răng số 4 rất quan trọng trong việc nhai xé thức ăn

Răng số 4 rất quan trọng trong việc nhai xé thức ăn

Một chiếc răng số 4 sẽ bao gồm thân răng, cổ răng và chân răng. Cấu trúc răng cũng tương tự như các răng ở các vị trí khác trong hàm, bao gồm men răng, tủy răng và ngà răng. 

- Đối với bộ răng sữa ở trẻ nhỏ: Vai trò của răng số 4 là nhai và nghiền nát thức ăn nhanh và hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn, hỗ trợ trẻ phát âm tốt hơn.

- Đối với bộ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành: Vai trò của những chiếc răng tiền hàm là nhai và nghiền thức ăn, hỗ trợ phát âm và giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng. 

2. Có nên nhổ răng số 4 hay không?

Răng số 4 cũng theo quy luật của những chiếc răng sữa khác, cần phải có 1 lần thay răng để trở thành răng vĩnh viễn. Bảo tồn răng vĩnh viễn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu cần thiết bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng số 4, cụ thể là một số trường hợp sau: 

Các bác sĩ sẽ thăm khám trước khi quyết định nhổ răng hay không

Các bác sĩ sẽ thăm khám trước khi quyết định nhổ răng hay không

- Răng bị sâu hay viêm tủy nặng hay nhiễm trùng. 

- Răng mọc chen chúc, mọc lệch, đè lên nhau, mọc khấp khểnh do cung hàm hẹp. Đối với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ khuyên nên niềng răng và để đạt được hiệu quả thì cần phải nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho những răng còn lại dịch chuyển theo đúng mong muốn. 

- Một số trường hợp răng số 4 bị gãy, tổn thương, bị vỡ làm hở tủy cũng cần phải nhổ. 

Một số phương pháp phục hình cho răng số 4 có thể kể đến như sau: 

- Hàm giả tháo lắp: Phù hợp với các trường hợp bị mất nhiều răng, đặc biệt là người già bị mất răng do quy luật lão hóa. Nhược điểm của phương pháp này là sức nhai không bằng răng thật và hàng ngày bệnh nhân cần tháo lắp và vệ sinh hàm. Nếu không thực hiện vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể tấn công khoang miệng và gây bệnh. 

- Cầu răng sứ: Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần mài mòn răng số 3 và số 5, khiến cho 2 chiếc răng này bị yếu hơn bình thường.

- Trồng răng implant: Phương pháp này có hiệu quả cao và đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được cắm trụ implant vào xương hàm. Sau đó, phần trụ này sẽ kết nối với mão răng sứ thông qua một khớp nối abutment. Trồng răng implant đảm bảo người bệnh ăn nhai tốt như răng thật và có màu sắc tự nhiên nên mang tính thẩm mỹ cao. 

3. Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không?

Nhiều người lo ngại nhổ răng số 4 có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá. Răng số 4 thường có kích thước nhỏ hơn so với những răng khác. Bên cạnh đó, vị trí của nó cũng không phức tạp như răng số 8 nên việc nhổ răng sẽ không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, để đưa ra quyết định có nhổ răng cho bệnh nhân hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám rất kỹ lưỡng, chụp X-quang răng để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe răng. Sau đó, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất.

Nếu mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân cần cung cấp thông tin tới bác sĩ để bác sĩ cân nhắc về phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất. Để đảm bảo an toàn, chị em đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai là những đối tượng không nên nhổ răng. 

Thai phụ không nên nhổ răng

Thai phụ không nên nhổ răng

Trước khi nhổ răng, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện gây tê, vì thế bạn sẽ không bị đau khi nhổ răng. Người bệnh lưu ý lựa chọn nhổ răng tại những cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, được trang bị các thiết bị y khoa hiện đại để phòng tránh một số nguy cơ như: 

+ Bị mất máu quá nhiều. 

+ Nhiễm trùng. 

+ Xâm lấn và ảnh hưởng đến những chiếc răng gần đó.  

+ Tại những cơ sở y tế kém chất lượng thì cũng sẽ không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người bệnh nếu có xảy ra những tình huống xấu. 

4. Lưu ý sau khi nhổ răng số 4

Nhổ răng số 4 không phải là loại phẫu thuật phức tạp nhưng vẫn là một thủ thuật xâm lấn và tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nhất định. Vì thế để đảm bảo an toàn, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý sau nhổ răng để vết thương nhanh hồi phục. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:

- Cần tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

Nên ăn cháo sau khi nhổ răng

Nên ăn cháo sau khi nhổ răng

- Không nên đánh răng, súc miệng mạnh để tránh gây tổn thương đến vết thương do vừa nhổ răng. 

- Nếu quá đau, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau an toàn như chườm lạnh hay chườm nóng. 

- 24 giờ sau nhổ răng, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuyệt đối tránh làm việc nặng hoặc tham gia một số hoạt động thể chất để tránh tác động mạnh lên vết thương. 

- Nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như bún, cháo, súp. Bên cạnh đó, cần bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin và sắt,… giúp vết thương hồi phục nhanh. 

Để được tư vấn thêm về răng số 4 và một số vấn đề về răng hay có nhu cầu thăm khám sức khỏe răng miệng, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. 

Từ khoá: vết thương

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.