Tin tức
Rối loạn tiền đình và những thông tin không thể bỏ qua
- 11/06/2020 | Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nhận biết bằng cách nào?
- 16/04/2020 | Nỗi ám ảnh khi bị bệnh rối loạn tiền đình
1. Rối loạn tiền đình là gì
Vị trí của hệ thống tiền đình là ở phía sau ốc tai và có nhiệm vụ duy trì tư thế thăng bằng, phối hợp cử động của đầu, mắt và thân mình. Hệ thống tiền đình sẽ giúp bạn giữ cân bằng khi xoay người hoặc di chuyển.
Chóng mặt là triệu chứng của bệnh tiền đình
Dây thần kinh số 8 có nhiệm vụ truyền dẫn thông tin để điều khiển hệ thống tiền đình hoạt động một cách trơn tru. Nếu dây thần kinh này bị tổn thương khiến cho việc dẫn truyền thông tin bị sai lệch thì sẽ gây ra tình trạng Rối loạn tiền đình, bạn sẽ khó khăn khi giữ thăng bằng, gặp phải tình trạng ù tai, hoa mắt, buồn nôn, Chóng mặt,…
2. Những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
-
Bệnh nhân bị viêm tai giữa do virus hay vi khuẩn.
-
Những bệnh nhân bị chấn thương đầu.
-
Rối loạn tuần hoàn máu, chẳng hạn như bị tắc động mạch tiền đình hay tình trạng co thắt động mạch cột sống làm ảnh hưởng đến tai trong hoặc não,...
-
Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tiền đình cũng có thể do những yếu tố như ô nhiễm tiếng ồn, thường xuyên căng thẳng hoặc yếu tố di truyền gây ra.
3. Triệu chứng của bệnh
Những người bị rối loạn tiền đình có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến dưới đây:
-
Chóng mặt, choáng váng.
-
Bệnh nhân tiền đình không thể giữ thăng bằng và dễ bị ngã vì mất định hướng không gian, thậm chí họ không thể bước đi.
-
Thị giác của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều, họ dễ bị hoa mắt và nhạy cảm với ánh sáng hơn người bình thường,…
-
ù tai, thính giác bị rối loạn.
-
Nhận thức thay đổi và tâm lý của người bệnh cũng thay đổi.
-
Người bệnh có thể lo lắng quá mức hoặc rất khó để tập trung làm việc, học tập.
-
Tùy vào mức độ của bệnh và thể trạng của người bệnh mà độ nặng nhẹ của các triệu chứng sẽ khác nhau. Những trường hợp người lớn tuổi bị bệnh thì biểu hiện mất thăng bằng càng rõ ràng hơn.
Với những triệu chứng kể trên, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt và công việc học tập vì ngay cả những hoạt động đơn giản cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhiều trường hợp, ngay cả việc thức dậy vào sáng sớm và ra khỏi giường cũng là một thử thách.
4. Những ai dễ mắc bệnh tiền đình?
Những yếu tố khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh này bao gồm:
Tuổi tác: Những người lớn tuổi thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn những người trẻ.
Tiền sử bị chóng mặt: Nếu đã từng bị chóng mặt thì nguy cơ tái diễn tình trạng này là rất cao.
Làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn có nguy cơ bị bệnh rối loạn tiền đình
Những người sống trong môi trường làm việc quá ồn hoặc thời tiết quá khắc nghiệt, khó chịu thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn những người sống và làm việc trong một môi trường trong lành.
Những người ngồi nhiều, ít vận động cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và tăng nguy cơ rối loạn tiền đình.
Các trường hợp thường xuyên bị căng thẳng ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị bệnh.
5. Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng trước và sau đó tùy vào các thông tin đã khai thác từ bệnh nhân để chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm mà các bác sĩ thường chỉ định là:
Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG): Là loại xét nghiệm để đánh giá các biểu hiện của rối loạn tiền đình hoặc những vấn đề về thần kinh.
Xét nghiệm xoay vòng: Các bác sĩ chỉ định phương pháp này để đánh giá hoạt động của mắt phối hợp tai trong của người bệnh.
Đo âm ốc tai (OAE): Đánh giá chức năng của các tế bào lông chuyển trong ốc tai.
Chụp cộng hưởng: Để phát hiện những khối u, tình trạng tai biến và những bất thường ở các vùng mô mềm có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt,…
6. Những phương pháp điều trị bệnh
Một số biện pháp thường dùng là sử dụng thuốc, tư vấn người bệnh thay đổi lối sống và cuối cùng khi những cách trên không hiệu quả mới phải tính đến phẫu thuật:
Một số bài tập phục hồi chức năng tiền đình: Nhằm giúp bệnh nhân rèn luyện bộ não của mình phối hợp đầu, cơ thể và mắt, cải thiện chức năng tiền đình.
Tập luyện: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tập luyện những bài tập phù hợp để tăng cường lưu thông tuần hoàn não.
Thay đổi lối sống: Người bệnh có thể thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Dùng thuốc để điều trị bệnh tiền đình
Thuốc: Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc để điều trị bệnh. Liều lượng và các loại thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính.
Phẫu thuật: Khi những phương pháp tập luyện, thay đổi lối sống, sử dụng thuốc không đạt hiệu quả như mong đợi, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.
7. Các phương pháp phòng ngừa bệnh
Để hạn chế nguy cơ bị bệnh bạn nên:
-
Không đọc sách hoặc sử dụng điện thoại, máy tính khi đang di chuyển.
-
Nên đeo kính râm và đội mũ nếu bạn bị tiền đình do nhạy cảm với ánh sáng.
-
Trong trường hợp đang bị viêm xoang hoặc viêm tai thì không nên đi máy bay.
-
Không nên nghe âm thanh quá lớn và tránh nơi ồn ào.
-
Thường xuyên vận động, tập thể thao để tăng cường lưu thông tuần hoàn não.
-
Không nên để căng thẳng, áp lực kéo dài trong công việc.
Không nên dùng điện thoại khi đang di chuyển trên ô tô để phòng bệnh tiền đình
Đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo về tình trạng rối loạn tiền đình. Tốt nhất, bạn cần thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia. Nếu cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám, bạn hãy liên hệ trực tiếp 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!