Tin tức

Sốt siêu vi uống thuốc gì để nhanh khỏi và những cách phòng ngừa

Ngày 04/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Sốt siêu vi là một trong những bệnh lý phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thất thường. Vậy sốt siêu vi uống thuốc gì hiệu quả, cách chăm sóc cho người bệnh và phòng ngừa bệnh lý này như thế nào?

1. Sốt siêu vi là gì? 

Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Bệnh do nhiều loại virus gây nên. 

Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra

Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị sốt siêu vi. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc bệnh nhất bạn cần lưu tâm chính là:

  • Trẻ nhỏ: Thường gặp nhất là dưới 5 tuổi, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người cao tuổi: Đặc biệt trên 60 tuổi do giảm sản sinh kháng thể, tế bào miễn dịch, có nhiều bệnh nền đi kèm.
  • Phụ nữ mang thai: Do hệ miễn dịch có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn thai kỳ, khiến virus dễ tấn công hơn.
  • Người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy giảm: Như ung thư, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, HIV/AIDS,...

2. Nguyên nhân, triệu chứng khi nhiễm sốt siêu vi

Sốt siêu vi là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện khi cơ thể bị tấn công bởi các một số loại virus. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì thế, mọi người cần nắm rõ nguyên nhân cũng như các triệu chứng tiêu biểu khi nhiễm bệnh để sớm điều trị, tránh để bệnh trở nặng.

2.1. Người bệnh bị sốt siêu vi do nguyên nhân nào?

Sốt siêu vi xảy ra khi cơ thể bị tấn công bởi một số loại virus xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Những loại virus tấn công phổ biến có thể kể đến như:

  • Virus cúm (Influenza virus): Gây ra bệnh cúm mùa, rất dễ lây lan qua giọt bắn đường hô hấp.
  • Enterovirus: Thường gặp vào mùa hè, gây sốt kèm theo viêm họng, tiêu chảy.
  • Adenovirus: Ngoài sốt, virus này còn gây viêm mắt, viêm phế quản.

Sốt siêu vi xuất phát từ sự xâm nhập của các loại virus vào cơ thể

Sốt siêu vi xuất phát từ sự xâm nhập của các loại virus vào cơ thể

Những loại virus trên có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau, điển hình như:

  • Qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi
  • Dính dịch tiết của người bệnh
  • Vô tình chạm vào bề mặt nhiễm virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng

Đặc biệt, môi trường đông người, không khí kém lưu thông, hoặc thời tiết thay đổi đột ngột là những điều kiện lý tưởng giúp virus lây lan nhanh chóng.

2.2. Triệu chứng thường gặp khi bị sốt siêu vi

Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy loại virus gây bệnh, nhưng nhìn chung, người bệnh thường trải qua một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Sốt cao đột ngột: Sốt cao từ 38 độ C đến 40 độ C, kèm theo cảm giác rét run. Tình trạng sốt có thể kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày, tùy theo mức độ nhiễm virus.
  • Đau nhức toàn thân: Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi nên có thể khiến người bệnh kiệt sức.
  • Viêm họng, ho khan: Gây kích ứng đường hô hấp trên, dẫn đến viêm họng, ho nhẹ đến ho khan kéo dài. Một số trường hợp còn bị khản tiếng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi khi bị nhiễm các loại virus đường hô hấp như cúm hoặc adenovirus.
  • Phát ban nhẹ: Phát ban da sau vài ngày sốt kèm theo ngứa nhẹ hoặc không ngứa.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đặc biệt khi nhiễm enterovirus.
  • Đau đầu dữ dội: Đau đầu là biểu hiện thường gặp, đôi khi kèm theo chóng mặt và choáng váng.

Sốt cao đột ngột là triệu chứng cảnh báo sốt siêu vi, bạn cần lưu ý

Sốt cao đột ngột là triệu chứng cảnh báo sốt siêu vi, bạn cần lưu ý

3. Một số phương pháp chẩn đoán

Để xác định chính xác người bệnh có bị sốt siêu vi hay không, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm dịch tiết như đờm, dịch hầu họng hay dịch mũi.
  • Chụp X-quang phổi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kết hợp với việc khai thác bệnh sử và khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Dựa trên chẩn đoán này, bác sĩ sẽ biết người bệnh sốt siêu vi uống thuốc gì phù hợp và tốt nhất để điều trị bệnh, tránh gây biến chứng.

Sốt siêu vi có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm

Sốt siêu vi có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm

4. Sốt siêu vi uống thuốc gì và có nên dùng kháng sinh không?

Thực tế vẫn chưa có thuốc đặc trị cho đa số virus gây sốt siêu vi, do đó nguyên tắc điều trị chính là điều trị triệu chứng và hỗ trợ miễn dịch. Tùy theo từng biểu hiện cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp kết hợp với việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng. 

4.1. Các loại thuốc điều trị

Dựa trên những biểu hiện triệu chứng hiện có và kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc hạ sốt: Thành phần chủ yếu là paracetamol. Đây là thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất. Liều dùng thông thường là 10 - 15 mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 - 6 giờ, tối đa 4 lần/ngày. Trong trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được dùng thuốc hạ sốt có chứa ibuprofen và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Cũng có thành phần chính là paracetamol giúp giảm đau đầu, đau cơ do virus. Trong một số trường hợp có viêm nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), tuy nhiên người bệnh cần thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định.
  • Thuốc điều trị những biểu hiện triệu chứng khác:
    • Thuốc ho, thuốc nhỏ mũi, xịt mũi nếu có triệu chứng đường hô hấp.
    • Thuốc chống nôn, men tiêu hóa khi có rối loạn tiêu hóa.
    • Oresol hoặc dung dịch bù điện giải để phòng mất nước do sốt cao hoặc tiêu chảy.

Sốt siêu vi uống thuốc gì: Thuốc hạ sốt là được dùng nhiều nhất

Lưu ý: Không dùng kháng sinh khi điều trị sốt siêu vi. Kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, trong khi nguyên nhân gây sốt siêu vi là do virus nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Ngoài ra, các loại thuốc được giới thiệu ở trên chỉ có tính chất tham khảo, việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Nên làm gì khi điều trị sốt siêu vi?

Bên cạnh dùng thuốc, để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ, nên uống nhiều nước, nước ép trái cây hoặc oresol để bù nước và điện giải.
  • Dinh dưỡng hợp lý như ăn thức ăn dễ tiêu, giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C) để tăng sức đề kháng. 
  • Dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn để giúp hạ sốt tự nhiên. Kiêng chườm lạnh, tắm nước lạnh nếu đang sốt cao.

5. Hướng dẫn phòng ngừa sốt siêu vi bảo vệ sức khỏe

Virus chỉ có thể xâm nhập khi hàng rào miễn dịch suy yếu. Do đó, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết trong phòng bệnh. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, mọi người cần:

  • Ăn đủ bữa, ưu tiên thực phẩm tươi, giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa…)
  • Ngủ đủ giấc, tập luyện đều đặn. Hãy ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi đêm và duy trì vận động nhẹ mỗi ngày (đi bộ, yoga, đạp xe...)
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như rửa tay đúng và thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, giữ môi trường sống sạch sẽ để cắt đứt đường lây truyền virus.

Cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Biết sốt siêu vi uống thuốc gì cũng như các phương pháp hỗ trợ điều trị tốt sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không mong muốn, bạn vẫn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: sốt siêu vi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ