Tin tức

Suy giáp ở trẻ: những điều cha mẹ không nên bỏ qua

Ngày 16/05/2023
Suy giáp là một trong những bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, bao gồm cả trẻ em. Suy giáp ở trẻ em có thể dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm, nặng nề nếu như không được kịp thời phát hiện và điều trị.

1. Suy giáp ở trẻ có thể được hiểu như thế nào?

Tuyến giáp ở con người nằm tại vị trí chính giữa cổ, có hình giống như hai cánh bướm, ở bên dưới sụn giáp. Nhiệm vụ của chúng là sản xuất ra hai loại hormone T3 và T4. 

Ngay khi trẻ còn đang nằm trong bụng mẹ, tuyến giáp đã được hình thành, không chỉ để duy trì sự phát triển, tạo lập xương mà còn giúp điều hòa chuyển hóa.

Với dạng như cánh bướm, hormone mà tuyến giáp sinh ra có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Với dạng như cánh bướm, hormone mà tuyến giáp sinh ra có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Khái niệm suy giáp ở trẻ em hay người lớn đều dùng để chỉ việc hoạt động của tuyến này không bình thường dẫn tới hormone T3 và T4 không được sản xuất đủ. Đối với trẻ em, điều này có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ kém ăn, tăng trưởng kém, dậy thì muộn. Thông thường, việc điều trị bệnh cần duy trì suốt đời.

2. Đâu là nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng suy giáp ở trẻ?

Đối với các nguyên nhân dẫn tới bệnh, có thể kể đến gồm:

Tiền sử gia đình

Được xem là guyên nhân phổ biến nhất, cụ thể là những trẻ sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh về tuyến giáp hoặc cả những bệnh miễn dịch liên quan tới tuyến này sẽ là đối tượng nguy cơ cao. 

Viêm tuyến giáp tự miễn

Không ít trẻ trong những năm tháng đầu đời, có thể mắc phải hiện tượng viêm tuyến giáp tự miễn, tức là cơ thể nhầm lẫn tế bào tuyến giáp với các tác nhân lạ, tấn công và gây viêm. 

Khi tình trạng viêm kéo dài, tuyến giáp sẽ bị tổn thương và suy giảm khả năng sản sinh hormone. Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp tự miễn chưa được xác định rõ song khả năng cao là do di truyền.

Một số nguyên nhân khác 

  • Việc thiếu hụt iốt trong chế độ ăn hàng ngày khiến hoạt động của tuyến này bất thường.

  • Không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp không hoạt động.

  • Trong quá trình mang thai, người mẹ được phát hiện có bệnh tuyến giáp nhưng điều trị không triệt để hoặc không điều trị.

  • Viêm tuyến giáp cấp hoặc phải cắt bỏ tuyến giáp.

  • Phải điều trị phóng xạ do mắc phải một số bệnh như: bướu giáp, Hodgkin hoặc một số hạch ung thư.

  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến này, chẳng hạn Lithium, oxcarbazepine,...

  • Tuyến yên bị tổn thương dẫn tới hormone TSH không được sản sinh đủ, ảnh hưởng tới tuyến giáp.

3. Suy giáp ở trẻ có thể dẫn tới những triệu chứng nào?

Đối với trẻ em, tùy từng độ tuổi khác nhau mà các triệu chứng cũng không giống nhau. Cụ thể:

Đối với trẻ sơ sinh

Triệu chứng có thể rất khó phát hiện và dễ gây nên nhầm lẫn hoặc bị bỏ qua, chẳng hạn như:

  • Khi sinh ra, cân nặng lớn hơn bình thường.

  • Ít khóc, ít vận động và thường ngủ nhiều.

  • Hiện tượng vàng da sơ sinh diễn ra trong thời gian dài, trên hai tuần.

  • Da khô, lạnh, chân tay lạnh và nhiệt độ cơ thể thấp, thường là khoảng 35 độ C.

  • Bụng to, lưỡi to, rốn lồi.

  • Thóp trước có kích thước lớn và mềm.

  • Gặp hiện tượng táo bón kéo dài.

Da khô, vàng, rốn lồi là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh

Da khô, vàng, rốn lồi là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh

Đối với trẻ nhỏ

Các biểu hiện có thể trở nên nhiều và rõ ràng hơn, chẳng hạn như:

  • Thường thờ ơ là không nhanh nhạy với tiếng động.

  • Chậm phát triển một số mặt như: về trí tuệ, chiều cao, cân nặng, độ dài các chi, đi đứng, mọc răng,... Ngay cả nhịp tim cũng chậm hơn bình thường.

  • Một số biểu hiện khác như: thường mệt mỏi, hay táo bón, mắt sưng, tóc khô, giòn, dễ gãy, da khô,...

Có thể nói, bệnh thời kỳ này đã có những ảnh hưởng xấu tới não và sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ở thời kỳ thiếu niên

Trẻ thiếu niên bị suy giáp thường có những biểu hiện gần như người lớn nhưng có thể cũng khó nhận biết:

  • Chậm phát triển về trí tuệ, chiều cao.

  • Tăng cân và dậy thì muộn. Đối với trẻ em gái đã dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt thường bị xuất huyết nặng. Đối với trẻ em trai, thường là kích thước tinh hoàn tăng.

  • Các cơ, khớp cứng, không linh hoạt.

  • Các hiện tượng như: da, tóc khô, táo bón, mặt sưng, kích thước tuyến giáp lớn,... cũng thường gặp.

  • Trẻ trở nên hay quên, mức độ tập trung thấp dẫn tới chán nản, mệt mỏi, căng thẳng, khó khăn trong học tập, thậm chí có thể bị trầm cảm.

Khiến trẻ căng thẳng, trầm cảm là một trong những biến chứng của bệnh

Khiến trẻ căng thẳng, trầm cảm là một trong những biến chứng của bệnh

4. Suy giáp ở trẻ em có thể được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh có thể được thực hiện bằng kết hợp cả lâm sàng lẫn xét nghiệm đặc hiệu.

  • Việc khám lâm sàng thường được chú trọng với phần cổ, một số dấu hiệu thuộc về cơ năng cũng như thực thể.

  • Chẩn đoán qua hình ảnh bằng việc siêu âm hoặc chụp xạ hình tuyến giáp.

  • Xét nghiệm với bệnh phẩm là máu để đánh giá định lượng hormone T4 hoặc TSH. Xét nghiệm được xem là phương pháp mang lại độ chính xác cao và cần thiết để khẳng định bệnh. Đây là phương pháp có chi phí thấp, có thể thực hiện dễ dàng ở các cơ sở y tế.

Có thể nói bệnh không thể chữa dứt điểm mà cần duy trì điều trị cả đời. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi khi được chẩn đoán, điều trị từ sớm, trẻ vẫn có thể lớn lên một cách khỏe mạnh bình thường.

Trẻ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh khi được phát hiện, điều trị bệnh sớm

Trẻ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh khi được phát hiện, điều trị bệnh sớm

Thay thế hormone là liệu pháp phổ biến, thường được dùng với hiệu quả mang lại cao. Hormone này sẽ được điều chế dưới dạng thuốc Levothyroxine và trẻ cần duy trì uống suốt đời.

Cùng với uống thuốc, cha mẹ nên chú ý cho con đi xét nghiệm định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả, sự đáp ứng với thuốc và những chuyển biến của bệnh.

Khi con xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ hoặc muốn xét nghiệm đánh giá về nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ có thể đưa bé tới Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ, chuyên gia kiểm tra, thăm khám. 

Với Trung tâm Xét nghiệm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ) cùng hệ thống thiết bị hiện đại như: máy đốt sóng cao tần (RFA), máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy siêu âm,... cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, nội tiết, chẩn đoán hình ảnh,... các bé sẽ được chẩn đoán, điều trị một cách hiệu quả nhất.

Cha mẹ hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn, tư vấn và đặt lịch khám.

Từ khoá: Suy giáp táo bón

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ