Tin tức

Tầm soát đột quỵ gồm những gì? Thực hiện ở đâu uy tín?

Ngày 05/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đột quỵ là một trong những tai biến thần kinh nguy hiểm và phổ biến, để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tầm soát đột quỵ là phương pháp hiệu quả giúp đánh giá yếu tố nguy cơ và can thiệp sớm khi có bất thường về sức khỏe.

1. Tầm soát đột quỵ và những thông tin tổng quan  

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm sút, khiến cho mô não bị thiếu oxy và dưỡng chất. Nếu không được cung cấp kịp thời, tế bào não có thể bị tổn thương hoặc chết não. 

Đột quỵ gây ra những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe, bao gồm: giảm sút trí nhớ, liệt, trầm cảm, mất hoặc giảm chức năng di chuyển, vận động, liệt nửa người... nặng nhất là tàn phế hoặc tử vong.


Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe 

Theo số liệu thống kê, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nguy cơ đột quỵ cao hàng đầu thế giới với số ca đột quỵ khoảng trên 200.000 mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu do việc không kiểm soát được các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường và thói quen ăn mặn. Đáng báo động, đột quỵ có xu hướng trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ dưới 45 tuổi mắc đột quỵ ngày càng tăng cao, chiếm khoảng 7,2% tổng số ca bệnh.

Do đó, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là quá trình kiểm tra và đánh giá các yếu tố nguy cơ, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn, từ đó có hướng can thiệp sớm để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng bệnh xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị đột quỵ nhưng người có các đặc điểm sau đây thì nên chủ động tầm soát đột quỵ sớm:

  • Có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc đột quỵ; 
  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động;
  • Huyết áp cao;
  • Cholesterol máu cao; mắc các bệnh tim mạch;
  • Lối sống thiếu lành mạnh, từng gặp chấn thương vùng đầu hoặc cổ;
  • Mắc các bệnh lý như thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, đau nửa đầu, chứng ngưng thở khi ngủ,…;


Người thừa cân, béo phì, ít vận động thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc đột quỵ 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ đột quỵ. Do đó, lời khuyên từ các chuyên gia y tế là nên chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

2. Tầm soát đột quỵ bao gồm những phương pháp nào?

Hiện nay, y học phát triển cho ra đời nhiều phương pháp giúp tầm soát đột quỵ một cách chính xác và hiệu quả. Sau quy trình thăm khám lâm sàng, khai thác yếu tố tiền sử để đánh giá sơ bộ về sức khỏe, một số phương pháp cận lâm sàng phổ biến thường được chỉ định bao gồm: 

  • Đo điện tim (ECG): phương pháp này giúp chẩn đoán những bệnh lý về tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ, ví dụ như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim…
  • Soi đáy mắt: giúp xác định các tổn thương đáy mắt do tiểu đường và tăng huyết áp;
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và sinh hóa máu: giúp đánh giá sự bất thường về các tế bào máu, hồng cầu, mỡ máu, đánh giá tình trạng nhiễm trùng máu hoặc rối loạn đông máu,... Ngoài ra còn có thể chẩn đoán được tình trạng men gan cao, gan tổn thương, độ lọc cầu thận, suy thận,…
  • Chụp X-quang ngực: tìm kiếm các bất thường tim mạch và lồng ngực nhờ hình ảnh hiển thị ở phổi, tim và đường thở;
  • Chụp MRI: chụp cộng hưởng từ mạch máu não và não, giúp phát hiện các bất thường trong não có thể dẫn đến đột quỵ, như u não, dị dạng mạch máu, tổn thương não;
  • Siêu âm:

- Siêu âm tim: nhằm phát hiện sớm các bất thường ở buồng tim như bệnh van tim, bệnh mạch vành hay van tim bẩm sinh,.. 

- Siêu âm bụng: giúp ghi lại một số hình ảnh bất thường của các tạng ở ổ bụng như lách, gan, tụy, mật, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt,...;

- Siêu âm động mạch cảnh: là phương pháp tầm soát đột quỵ không xâm lấn, hình ảnh do siêu âm ghi lại có thể cho biết người bệnh có đang bị hẹp hay xơ vữa động mạch hay không.


Có nhiều phương pháp được sử dụng trong tầm soát đột quỵ 

Việc tầm soát đột quỵ nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tần suất việc thực hiện tầm soát đột quỵ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như các yếu tố tiền sử. Do đó, người dân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và lắng nghe hướng dẫn từ đội ngũ chuyên gia y tế.  

3. Địa chỉ thực hiện tầm soát đột quỵ uy tín

Hiện tại có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có các gói tầm soát đột quỵ. Trong đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín được người bệnh tin tưởng lựa chọn. 

Các ưu điểm khi tầm soát đột quỵ tại MEDLATEC có thể kể đến như:

  • Đơn vị quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nội thần kinh giàu kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng, chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh;
  • Trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến, đáp ứng thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán từ cơ bản đến chuyên sâu;
  • Quy trình khám chữa bệnh khoa học, chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và mang lại tối đa tiện ích cho người dân;
  • Hệ thống cơ sở vật chất bệnh viện/phòng khám khang trang, nằm tại vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân khi sử dụng dịch vụ. 


Chủ động thực hiện tầm soát đột quỵ bằng dịch vụ y tế chất lượng cao tại Hệ thống Y tế MEDLATEC 

Chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn chặn mối đe dọa của bệnh lý đột quỵ bằng cách thực hiện tầm soát sớm ngay hôm nay. Người dân hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.