Tin tức
Tăng tiết nước bọt bất thường là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- 21/01/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh u tuyến nước bọt mang tai
- 04/12/2021 | Điểm danh nguyên nhân và triệu chứng viêm tuyến nước bọt
- 16/11/2021 | Tiết nhiều nước bọt khi mang thai nguyên nhân do đâu?
1. Thế nào là tăng tiết nước bọt bất thường?
Trong miệng mỗi người đều có các tuyến nước bọt. Bao gồm: tuyến nước bọt mang tai (đây là tuyến nước bọt lớn nhất), tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Trong nước bọt có thành phần chính là các chất nhầy, men tiêu hóa, các chất muối khoáng, chất sát khuẩn, có cả đạm, ure và bạch cầu,… Ngoài tác dụng làm ẩm ướt vùng miệng thì nước bọt còn có vai trò trong tiêu hóa thức ăn thông qua cách phân hủy chất bột nhờ men amylase. Nước bọt làm ướt thức ăn để dễ nuốt hơn và còn sát khuẩn miệng.
Tăng tiết nước bọt bất thường gây nhiều phiền phức cho người bệnh
Một người bình thường có thể tiết ra từ 800 - 1.500ml nước bọt trong vòng 24h. Nếu nước bọt tiết ra một ngày quá ít hoặc quá nhiều đều gây ra những phiền phức không đáng có. Tình trạng tăng tiết nước bọt bất thường là khi người bệnh cảm thấy nước bọt trong miệng tự tiết ra quá nhiều mà không chủ động. Nước bọt nhiều khiến người bệnh phải khạc nhổ liên tục. Tăng tiết nước bọt không chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt thường ngày mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe.
2. Tăng tiết nước bọt bất thường cảnh báo bệnh lý gì?
Tình trạng tiết nước bọt nhiều quá mức so với bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý sau:
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tăng tiết nước bọt bất thường. Trào ngược dạ dày khiến niêm mạc bị kích thích, nước bọt phải tiết ra nhiều để trung hòa axit. Nước bọt tiết ra có vị chua kèm theo ợ hơi, ợ chua, thậm chí là cảm giác buồn nôn nặng, rất khó chịu.
Tăng tiết nước bọt bất thường là dấu hiệu của một số bệnh lý
Viêm tụy
Bệnh viêm tụy, rối loạn chức năng của tụy cũng khiến việc tiết nước bọt nhiều hơn. Nguyên nhân này khá phổ biến nên không thể loại trừ nếu thấy tăng tiết nước bọt bất thường.
Bệnh về gan
Những bệnh lý về gan khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, khi mắc bệnh về gan, nhiều người thường có cảm giác chán ăn, sợ đồ dầu mỡ, buồn nôn và nhất là tăng tiết nước bọt. Nguyên nhân là bởi tuyến nước bọt cũng được hệ thần kinh “chỉ đạo”.
Mắc bệnh về răng miệng
Những bệnh về răng miệng thường gặp như: nhiệt miệng, viêm họng, viêm amidan,… cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng tiết nước bọt.
Do viêm tuyến nước bọt hoặc tắc tuyến nước bọt
Nếu một trong 3 tuyến nước bọt bị viêm, nhất là tuyến nước bọt mang tai thì đây cũng là là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt. Tình trạng viêm có thể kèm theo các dấu hiệu khác như sưng, đau vùng miệng, vùng mang tai,… Bệnh nhân cần được khám chuyên khoa mới có thể xác định được bệnh.
Khi bị tắc ống dẫn ở tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt lớn nhất cũng khiến miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Nguyên nhân viên có thể do trong ống dẫn tuyến nước bọt có sỏi khiến nước bọt bị tắc nghẽn.
Tăng tiết nước bọt bất thường có thể do bệnh lý tuyến nước bọt
Các chứng bệnh khác
Tình trạng tăng tiết nước bọt bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo cho một số loại bệnh lý không phổ biến khác. Trong đó, có thể kể đến bệnh Pellagra. Đây là chứng bệnh do thiếu niacin trong cơ thể, khiến cho miệng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
Mắc bệnh dại cũng là nguyên nhân không thể loại trừ nếu cáo dấu hiệu tăng tiết nước bọt nhiều bất thường. Nếu như trước đó bệnh nhân từng bị chó dại cắn, hoặc tiếp xúc với các loài súc vật, có trầy xước thì có nhiều khả năng là bị bệnh dại. Khi nghi ngờ bị bệnh dại, bệnh nhân cần được đưa ngay đến cơ sở uy tín để khám và điều trị càng nhanh càng tốt.
3. Một số nguyên nhân khác làm tăng tiết nước bọt
Cùng với những bệnh lý kể trên thì một số thói quan sinh hoạt thường ngày không tốt gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong đó có thể nói đến những yếu tố sau:
Do thói quen ăn uống
Không ít người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng hoặc ăn đồ quá ngọt. Đây là thói quen không tốt cho sức khỏe. Thức ăn cay nóng hoặc có độ ngọt quá cao sẽ làm tăng kích thích cơ thể sản, tăng tiết nước bọt vùng miệng. Chưa kể, việc ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đồ ngọt gây béo phì, tiểu đường.
Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
Tình trạng này hay gặp ở trẻ em. Do vệ sinh kém dẫn đến các vấn đề về răng miệng, là nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt bất thường. Với các trường hợp trẻ dưới 3 tuổi, khi thấy trẻ bị chảy nhiều dãi thì cũng có thể là do bé đang mọc răng. Nếu do nguyên nhân này thì bố mẹ không cần lo lắng, chỉ cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé là được.
Thói quen vệ sinh răng miệng cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tăng tiết nước bọt
4. Làm sao để hết tình trạng tăng tiết nước bọt bất thường?
Để chấm dứt tình trạng tiết nước bọt quá nhiều không có cách nào khác là phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc. Nếu có dấu hiệu bất thường về tuyến nước bọt, hãy đến khám ở cơ sở y tế uy tín. Thông qua việc khám, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt, từ đó có hướng điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, chúng ta nên rèn thói quan ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc quá mặn,… Nếu có thói quen ăn kẹo cao su thì cũng nên từ bỏ. Thay vào đó là uống nhiều nước, ăn nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Nếu có dấu hiệu tăng tiết nước bọt bất thường kéo dài, các bạn đừng nên chần chừ mà hãy đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Việc xác định rõ nguyên nhân từ sớm sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để chữa dứt điểm tình trạng khó chịu này. Nếu cần được hỗ trợ, các bạn hãy gọi tới 1900 56 56 56 để các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn trực tiếp và cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!