Tin tức
Cẩm nang sức khỏe về bệnh u tuyến nước bọt mang tai
- 17/05/2021 | Bệnh hiếm gặp: Ung thư tuyến nước bọt và các dấu hiệu nhận biết
- 04/12/2021 | Điểm danh nguyên nhân và triệu chứng viêm tuyến nước bọt
1. Căn nguyên hình thành u tuyến nước bọt mang tai và cách nhận biết
1.1. Thế nào là u tuyến nước bọt mang tai
Vị trí tuyến nước bọt trên khuôn mặt mỗi người
Nước bọt được tiết ra từ tế bào thanh dịch và niêm dịch của tuyến nước bọt. Công dụng của tuyến này là làm mềm và tiêu hóa thức ăn trong giai đoạn đầu đồng thời giúp bảo vệ môi trường miệng họng. Ở hai bên mặt có 3 cặp tuyến nước bọt chính là: dưới hàm, mang tai và dưới lưỡi.
U tuyến nước bọt mang tai là thuật ngữ dùng để chỉ sự tăng sinh bất thường rồi dần dần hình thành khối u ở các tế bào ở tuyến mang tai. Bệnh gồm có hai dạng chính:
- Khối u lành tính
Đây là dạng phổ biến nhất, tên gọi khác là u Warthin hoặc u hỗn hợp, không gây đau và phát triển chậm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh được phát hiện tình cờ qua siêu âm. Dạng khối u này về cơ bản là lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không điều trị thì theo thời gian có thể chuyển thành u ác tính.
- Khối u ác tính
U tuyến nước bọt mang tai ác tính khi chạm vào sẽ thấy đau và có khả năng phát triển rất nhanh. Khối u có thể dính vào mô xung quanh, khiến cho dây thần kinh mặt bị liệt ở mức độ khác nhau.
1.2. Căn nguyên hình thành bệnh u tuyến nước bọt mang tai
U tuyến nước bọt mang tai chủ yếu hình thành do: virus (thường là EBV hoặc SV40), bức xạ ion hóa, phơi nhiễm nghề nghiệp ở những ngành nghề tiếp xúc với hóa chất độc hại, dinh dưỡng và lối sống không khoa học,...
Về cơ bản, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này đến giờ vẫn chưa xác định được. Các yếu tố trên được xem là tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, hút thuốc hoặc ung thư da di căn cũng có thể thúc đẩy hình thành khối u tuyến nước bọt ở mang tai.
2. Triệu chứng nhận diện và tính chất nguy hiểm của u tuyến nước bọt mang tai
2.1. Triệu chứng nhận diện
Triệu chứng của khối u tuyến nước bọt mang tai tương đối nghèo nàn và tùy theo bản chất khối u mà thay đổi:
Khối u tuyến nước bọt mang tai ác tính có thể làm liệt hoàn toàn dây thần kinh mặt
- Khối u lành tính: nếu có triệu chứng thì chủ yếu là khi u đã to nhanh về kích thước do nhiễm khuẩn, chảy máu hoặc tạo nang trong khối u. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy vùng mang tai căng tức.
- Khối u ác tính: sự phát triển của khối u tương đối nhanh chóng và dễ xâm nhập và khiến cho dây thần kinh mặt bị đau, tê liệt ở nhiều mức độ. Ngoài ra, khi khối u phát triển đến khoang ở quanh họng thì một số trường hợp còn có cảm giác nuốt vướng.
2.2. Tính chất nguy hiểm của bệnh
80% trường hợp u tuyến nước bọt mang tai lành tính, phát triển chậm và hiếm khi có triệu chứng. Vì thế việc điều trị bệnh dễ bị bỏ qua tạo cơ hội cho khối u di căn thành ác tính gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Trường hợp u chuyển sang ác tính mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả, kịp thời thì rất dễ xâm lấn đến khu vực xung quanh. Càng để lâu việc điều trị càng khó khăn và khi phẫu thuật nguy cơ rủi ro rất cao.
3. Chẩn đoán và điều trị u tuyến nước bọt mang tai như thế nào
3.1. Chẩn đoán u tuyến nước bọt
Các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán u tuyến nước bọt ở mang tai gồm:
- Thăm khám: bác sĩ sẽ quan sát vùng bị để nhận định biến đổi trên bề mặt da đồng thời xem xét cử động của cơ mặt bên nghi ngờ có khối u. Ngoài ra, bác sĩ còn sờ nắn để tìm xem vị trí khối u, nhận định giới hạn, kích thước và khả năng di động của u.
Phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến nước bọt giúp ngăn chặn nguy cơ tiến triển ác tính đe dọa đến tính mạng người bệnh
- Chụp X-quang: dựa trên cơ sở của việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang tuyến nước bọt để tìm kiếm hình ảnh khối u.
- Siêu âm, chụp CT hoặc MRI: những chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp đánh giá khả năng xâm lấn, kích thước và khả năng di căn của khối u. Trường hợp kết quả chẩn đoán hình ảnh gợi ý có sự di căn thì nguy cơ cao đây là khối u tuyến nước bọt mang tai ác tính.
- Sinh thiết: một chiếc kim nhỏ sẽ được chọc vào khối u để hút lấy dịch và mẫu tế bào trong đó đi làm giải phẫu bệnh với mục đích xem đó là khối u lành hay ác tính.
3.2. Phương pháp điều trị bệnh u tuyến nước bọt mang tai
Với những trường hợp u tuyến nước bọt mang tai lành tính thì phương pháp điều trị là phẫu thuật loại bỏ khối u. Các dạng phẫu thuật là:
- Cắt bỏ một phần tuyến chứa u: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng một số mô tuyến mang tai lành lân cận khối u.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến chứa u: dành cho những khối u có kích thước lớn tác động đến các phần sâu hơn.
Trường hợp là khối u ác tính thì người bệnh cần phải phẫu thuật loại bỏ toàn bộ phần tuyến nước bọt mang tai có u cùng tổ chức bị xâm lấn xung quanh nó để nạo vét sạch hạch di căn. Việc phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lớn đến các chức năng ở vùng mặt. Sau khi điều trị u tuyến nước bọt mang tai ác tính bằng phương pháp này nhưng khối u vẫn xâm lấn nhiều và di căn xa hơn thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hóa hoặc xạ trị.
Nói chung, số đông trường hợp mắc u tuyến nước bọt mang tai là lành tính nên chỉ cần phẫu thuật loại bỏ khối u là sẽ không có vấn đề gì cho sức khỏe. Điều quan trọng là cần phải phát hiện khối u sớm để can thiệp kịp thời. Vì thế, khi thấy bất thường ở vùng mặt, tốt nhất nên thăm khám sớm để tránh những rủi ro không đáng có.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Tổng đài 1900 56 56 56 cùng đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn sâu luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trước các bất thường về sức khỏe. Nếu đang nghi ngờ sự xuất hiện của khối u tuyến nước bọt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ chính xác và nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!