Tin tức
Thoát vị bẹn: dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả
- 12/12/2020 | Thoát vị bẹn - tất tần tật thông tin mọi người bệnh đều cần
- 14/11/2020 | Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên biết
- 24/09/2020 | Thoát vị bẹn là bệnh như thế nào khi mắc có nguy hiểm không?
1. Thoát vị bẹn và dấu hiệu bệnh điển hình nhất
Thoát vị bẹn là một dạng thoát vị thành bụng, khi một khu vực nào đó của ống bẹn bị kém đi, khiến một vài tạng của ổ bụng rời khỏi vị trí cổ định trong ổ bụng để xuống bìu. Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ (thường là bệnh lý bẩm sinh) và người lớn, gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Thoát vị bẹn có thể gặp ở nữ giới khi bị tăng áp lực ổ bụng
1.1. Thoát vị bẹn ở trẻ em
Thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu là tình trạng bẩm sinh, do sự sai lệch hoặc bất thường trong cấu trúc dẫn tới sai khác trong vị trí các cơ quan của ổ bụng. Tình trạng này chiếm khoảng 0,8 - 4,4% bệnh lý bẩm sinh ở trẻ, gây triệu chứng và biến chứng sức khỏe nguy hiểm hơn so với người trưởng thành.
Trong thời kỳ phát triển thai, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu vào khoảng tháng thứ 7 theo ống phúc tinh mạc. Sau khi di chuyển xong, lúc trẻ sinh ra ống phúc mạc sẽ tự đóng lại, song nếu điều này không xảy ra, các cơ quan trong ổ bụng có thể theo ống chui xuống ống bẹn. Các cơ quan này thường bị kẹt ở ống bẹn, dẫn tới thoát vị bẹn, có thể chèn ép bó mạch tinh hoàn, giảm máu nuôi đến các cơ quan.
Ở trẻ nhỏ, cả bé gái và bé trai đều có thể mắc thoát vị bẹn, nhưng bé trai nhiều hơn và tập trung chủ yếu ở các trẻ sinh non. Bé có thể bị thoát vị bẹn ở bên phải, bên trái hoặc cả hai bên, cần thăm khám hoặc chẩn đoán hình ảnh mới có thể xác định được.
Trẻ sơ sinh có thể phát hiện và điều trị thoát vị bẹn
Dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ có thể nhận biết như sau:
Xuất hiện khối phồng bất thường ở vùng bẹn bìu của trẻ trai hoặc gần âm môi của trẻ gái
Khối phồng này là cơ quan của ổ bụng bị thoát vị xuống vùng bẹn, gây đau đớn cho trẻ và kích thước thường tăng hơn khi trẻ khóc, rặn đi vệ sinh, chạy nhảy, thể dục, vận động mạch,… Khi trẻ nằm nghỉ ngơi, khối thoát vị này có thể nhỏ đi hoặc trở về bình thường, cha mẹ nên chú ý đến dấu hiệu này.
Đau vùng bẹn
Ngoài xuất hiện khối bất thường, thoát vị thường kèm theo tắc nghẽn vùng bẹn nên gây đau đớn cho trẻ, trẻ sẽ giãy ra hoặc không cho bố mẹ sờ. Đôi khi, cơn đau đớn khiến trẻ quấy khóc, khóc thét, nôn ói, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi,…
Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ có thể gây tắc ruột, hoại tử ruột,… nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, do đó cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu này và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để can thiệp.
1.2. Thoát vị bẹn ở người lớn
Thoát vị bẹn ở người lớn thường xảy ra do cơ thành ổ bụng yếu, không có khả năng giữ cố định vị trí của các cơ quan trong ổ bụng. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người thường xuyên làm việc, mang vác nặng nhọc, bệnh nhân táo bón kéo dài,…
Thoát vị bẹn ở người lớn dễ nhận biết qua dấu hiệu bệnh
Thoát vị bẹn ở người lớn sẽ gây ra các triệu chứng sau:
-
Cảm giác đau, khó chịu khi nâng vác vật nặng, vận động mạnh hoặc tập thể dục. Khi nghỉ ngơi, nhất là khi nằm, tình trạng đau sẽ giảm bớt do các cơ quan có thể trở ngược lại và không đè nặng lên cơ quan vùng bẹn.
-
Tăng kích thước bất thường một hoặc hai bên háng, khối phình thường lớn hơn khi đứng lên và giảm bớt khi nằm xuống.
-
Bìu bị đè ép, sưng đỏ.
-
Cảm giác bị đè nặng ở bẹn.
Nếu khi nằm khối phình ở bẹn vẫn không giảm, có triệu chứng đau đớn nghiêm trọng thì cần sớm tới cơ sở y tế để can thiệp. Rất có thể khối thoát vị bị nghẹt, làm giảm cung cấp máu, thiếu máu cục bộ,… Các trường hợp này phải phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh biến chứng hoại tử ruột và tử vong. Biến chứng thoát vị bẹn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế không nên chủ quan với dấu hiệu bệnh.
2. Thoát vị bẹn có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản không?
Ở bệnh nhân thoát vị bẹn, các cơ quan ổ bụng có thể bị sa xuống và chèn ép lên cơ quan vùng bẹn, trong đó có cơ quan sinh sản. Vì thế nhiều bệnh nhân thắc mắc về ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản.
Dù có gây chèn ép song hầu hết trường hợp thoát vị bẹn không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh, đặc biệt khi được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị bẹn là gây tắc ruột, chèn ép lưu thông máu dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện và xử lý tình trạng này. Sau điều trị, bệnh nhân có thể trao đổi thêm với bác sĩ về khả năng sinh sản cũng như các biện pháp chăm sóc phù hợp.
3. Điều trị thoát vị bẹn như thế nào - bác sĩ giải đáp chi tiết, dễ hiểu
Thoát vị bẹn ở cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ đều không thể tự khỏi được do bất thường bẩm sinh hoặc biến dạng cấu trúc. Hơn nữa, bệnh càng kéo dài thì triệu chứng và biến chứng càng nghiêm trọng. Khi nằm xuống hoặc nghỉ ngơi, triệu chứng thoát vị bẹn có xu hướng giảm đi nhưng nó không thể hiện được bệnh đã phục hồi, bắt buộc cần điều trị.
Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân thoát vị bẹn là phẫu thuật để can thiệp vào cấu trúc ổ bụng bị biến dạng hoặc bất thường bẩm sinh, giúp các cơ quan ổ bụng trở về vị trí bình thường. Phẫu thuật thoát vị bẹn không quá phức tạp, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ có bệnh lý nặng đều có thể thực hiện.
Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ vùng nếp gấp bẹn và can thiệp vào cấu trúc ổ bụng. Vết mổ này chỉ gây ra sẹo nhỏ, ở vùng khó thấy nên vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để tránh biến chứng sau phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi đang được ưu tiên trong điều trị bệnh lý này, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Vết mổ điều trị thoát vị bẹn thường khá nhỏ
Như vậy, thoát vị bẹn có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, nguy cơ gây thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt. Trong đó, thoát vị nghẹt là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến hoại tử các mô trong túi thoát vị. Vì thế, bệnh nhân ngay khi có dấu hiệu nên sớm đi thăm khám và điều trị tích cực.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!