Tin tức
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên biết
- 17/09/2020 | Bệnh thoát vị bẹn - những biến chứng không thể bỏ qua
- 17/09/2020 | Thoát vị bẹn - biện pháp điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh
- 30/10/2020 | Thoát vị bẹn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh gì
Thoát vị bẹn được xếp vào nhóm bệnh bẩm sinh, là tình trạng một ống thông nhỏ được hình thành từ ổ bụng xuống vùng dưới bụng. Khi đó dịch trong ổ bụng hoặc ruột sẽ theo ống sà xuống tạo nên một khối phồng tại bẹn. Vào những tháng cuối thai kỳ hay sau khi sinh, ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng lại, trẻ càng lớn, khả năng tự đóng càng thấp. Trường hợp ống phúc tinh mạc không thể đóng lại khi thai còn trong bụng sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh.
Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh phổ biến xuất hiện nhiều ở trẻ sinh non
Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ sinh thiếu tháng nên việc để các bậc cha mẹ có thể phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong vài tuần thậm chí là vài tháng. Khi trẻ quấy khóc khiến cho áp lực vùng bẹn lớn và khối phồng nổi rõ hơn và có thể lặn đi khi em bé nín do ruột trở về vị trí cũ.
2. Biểu hiện và những biến chứng nguy hiểm
Biểu hiện
Hiện nay có khoảng 2% trường hợp phát hiện thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ bé trai cao hơn bé gái. Thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên và đi kèm với những biểu hiện như sau:
-
Đầu tiên, các mẹ sẽ sớm thấy một khối u phồng lên ở bẹn, kích thước sẽ tăng lên khi trẻ vận động, quấy khóc hay rặn.
-
Khi sờ nén túi thoát vị thấy cảm giác mềm, trẻ không có biểu hiện đau và có thể di chuyển.
-
Một số trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như bụng căng, nôn mửa, túi bẹn đổi màu hoặc sốt nhẹ.
-
Hầu hết hiện tượng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh không gây đau nhưng khi khối phồng to lên gây chèn ép cơ quan xung quanh khiến cho máu không thể lưu thông thì lúc này trẻ sẽ thấy đau. Lúc này, trẻ sẽ khóc nhiều hơn và căng thẳng, khó chịu.
Khi trẻ quấy khóc, ống bẹn sẽ nổi rõ hơn và khó nhận thấy khi trẻ nằm yên
Một số biến chứng ở trẻ sơ sinh bị thoát vị
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ và trong trường hợp không được điều trị hay điều trị không đúng có thể dẫn đến những hậu quả như:
-
Rối loạn tiêu hóa: Việc xuất hiện một cơ quan bất thường ở ổ bụng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chịu tác động nghiêm trọng, trẻ chán ăn và vấn đề liên quan đến đại tiểu tiện sẽ gặp nhiều bất cập.
-
Tắc ruột: Ruột theo ống thông di chuyển xuống bẹn và bị mắc kẹt lại sẽ gây nhiều đau đớn cho trẻ. Bên cạnh đó, phần ruột nếu không sớm được lấy ra khỏi ống thông sẽ dẫn đến hoại tử gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
-
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh cũng góp phần gây ra các hiện tượng như xoắn hoặc teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh thậm chí gây hoại tử tinh hoàn.
Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ nên chú ý đến biểu hiện bất thường nếu có
3. Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh
Túi thoát vị nổi phồng lên ở vùng bẹn nên nếu chú ý các mẹ có thể dàng nhận thấy. Bạn cũng cần phải chú ý với trẻ sơ sinh không nên cố gắng dùng tay để tìm kiếm sự xuất hiện của ống bẹn vì sẽ khiến trẻ khó chịu, hơn nữa, lúc này ống bẹn rất nhỏ và khó có thể xác định rõ ràng. Việc tốt nhất mà các bậc cha mẹ nên làm là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. Hơn nữa, thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh không thể tự khỏi mà cần phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Phương pháp mổ hở
Trước đây, phương pháp mổ hở truyền thống vẫn được áp dụng với trẻ để tìm và thắt ống phúc mạc. Tuy nhiên, phương pháp này cho tỷ lệ tái phát cao và có thể bỏ sót ống bẹn ở phía đối diện. Đồng thời, với trẻ sơ sinh, phương pháp mổ mở gây nhiều nguy hiểm, các biến chứng sau phẫu thuật có thể xuất hiện nếu như các cha mẹ không chăm sóc cẩn thận.
Phương pháp nội soi
Hiện nay, hầu hết các bệnh nhân thoát vị bẹn được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi bởi có nhiều ưu điểm và an toàn hơn so với mổ hở. Kỹ thuật thực hiện mổ nội soi thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng. Bác sĩ có thể nhận thấy được ống dẫn tinh và mạch máu tinh hoàn trên màn hình đồng thời tiến hành khâu ống phúc tinh mạc mà không sợ nhầm lẫn hay ảnh hưởng đến cơ quan khác.
Phương pháp mổ nội soi ra đời đã mở ra nhiều cơ hội mới cho trẻ bị thoát vị, hạn chế tối thiểu các sang chấn, đảm bảo độ an toàn và chức năng sinh sản cho trẻ. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính thẩm mỹ cao bởi đường rạch chỉ khoảng 2mm, trong khi mổ hở vết thương dài tầm 2cm.
Sau phẫu thuật, bé có thể hoàn toàn khỏe mạnh chỉ trong khoảng từ 1 - 2 tuần, mọi sinh hoạt đều trở lại bình thường. Để bé có thể sớm hồi phục và hạn chế một số rủi ro hậu phẫu thuật, các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau khi chăm sóc:
-
Thường xuyên theo dõi vết thương của bé, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường cần phải báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.
-
Mẹ nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu và đảm bảo bé bú đều, không quá no.
-
Ngoài ra, nếu bé có các biểu hiện như sốt cao, bỏ bú, nôn ói, chảy máu vết thương hay vết mổ sưng tấy, nhiễm trùng, đi tiểu ít, quấy khóc nhiều thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
-
Đưa trẻ đi khám định kỳ theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ điều trị để theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe của cơ thể bé.
Nên đưa bé đến khám định kỳ để theo dõi sức khỏe của cơ thể thường xuyên
Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến bệnh thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần phải biết để bảo vệ sức khỏe cho con em mình. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề nào, có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900565656 để được bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!