Tin tức

Thuốc giảm đau Paracetamol và những khuyến cáo trước khi sử dụng

Ngày 25/04/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Paracetamol là một trong các loại thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết được rằng Paracetamol chính xác là thuốc gì, sử dụng như thế nào cho hợp lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ được các thành phần cũng như cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

1. Một số thông tin về Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, không cần kê đơn được dùng trong các trường hợp giảm đau, sốt, cảm lạnh và cảm cúm. Paracetamol ít để lại tổn thương liên quan tới tim mạch và tiêu hóa, độ an toàn của Paracetamol cũng cao hơn các loại kháng viêm không steroid. Thuốc có thể dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú với lượng phù hợp nhưng phải theo khuyến cáo của bác sĩ.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau có mặt trong đa số tủ thuốc gia đình

Paracetamol là loại thuốc giảm đau có mặt trong đa số tủ thuốc gia đình

Nếu sử dụng Paracetamol không đúng liều lượng, thuốc vẫn để lại những tác dụng phụ nên bạn cần đọc kỹ thông tin chỉ định và chống chỉ định của thuốc cũng như liều dùng Paracetamol hợp lý.

2. Thuốc Paracetamol được chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?

Mặc dù đây là một loại thuốc an toàn và ít để lại tác dụng phụ nhưng bạn cũng nên biết được Paracetamol được dùng trong trường hợp nào? Những ai không nên dùng Paracetamol?

Dùng Paracetamol khi gặp các vấn đề gì?

Paracetamol được dùng để giảm triệu chứng đau như đau đầu, đau lưng, đau cơ, đau răng, viêm khớp,... Bên cạnh đó, thuốc còn giúp hạ sốt sau tiêm, giảm cảm cúm, sổ mũi…

Không dùng Paracetamol trong trường hợp nào?

Tuy Paracetamol được xem là loại thuốc giảm đau ít gây ra tác dụng phụ nhưng trong một số trường hợp, người dùng cần tham khảo chỉ định của bác sĩ hoặc đọc kỹ thông tin chỉ định của thuốc. Những trường hợp chống chỉ định thuốc bao gồm:

  • Người có tổn thương gan, có các bệnh lý liên quan tới gan.
  • Người dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, nhất là đồ uống có cồn.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc có thành phần tương tác không tốt với Paracetamol.
  • Người bị suy dinh dưỡng.

Hiện nay, Paracetamol vẫn được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ra những tác động tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Các dạng thuốc Paracetamol và hàm lượng của thuốc

Paracetamol có nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, dạng lỏng, dạng viên hòa tan, dạng viên nang cũng có dạng thuốc truyền. Thuốc cũng có hàm lượng khác nhau như 250mg, 325mg và 500mg. 

  • Thuốc dạng viên nén: phổ biến nhất của Paracetamol là Panadol với hàm lượng là 325mg và 500mg.
  • Viên đặt: Paracetamol cũng có dạng viên đặt hậu môn để dành cho trẻ em, thuốc thường có hàm lượng 80mg, 150mg và 300mg. 
  • Thuốc dạng lỏng: thuốc chứa Paracetamol còn có dạng dung dịch hoặc siro uống với hàm lượng là 160mg/5ml, 160mg/5ml và 500mg/5ml.
  • Thuốc ở dạng viên sủi: thuốc được hòa tan dễ dàng trong nước và có hàm lượng từ 80mg, 150mg tới 250mg dành cho trẻ em và 500mg dành cho người lớn.
  • Thuốc truyền: Paracetamol còn được truyền qua đường tĩnh mạch nhưng phải thông qua chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Paracetamol thường có hàm lượng là 325mg và 500mg

Thuốc Paracetamol thường có hàm lượng là 325mg và 500mg

4. Những công dụng của Paracetamol

Nhìn chung, Paracetamol được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng đau và sốt. Những trường hợp sử dụng Paracetamol bao gồm:

  • Đau đầu, đau nửa đầu.
  • Đau cơ, đau lưng, đau răng.
  • Thấp khớp.
  • Đau bụng do kỳ kinh.
  • Đau sau tiêm, sau phẫu thuật.
  • Cảm cúm, cảm lạnh và sốt.
  • Bên cạnh đó, Paracetamol cũng được dùng để thay thế aspirin nếu người bệnh không bị viêm hoặc nhiễm trùng.

5. Liều lượng và cách dùng Paracetamol đối với từng độ tuổi

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng “nên uống bao nhiêu viên Paracetamol một ngày?”, “uống Paracetamol như thế nào để đạt hiệu quả?” cũng như “ liều dùng Paracetamol là bao nhiêu?”. Một số người sử dụng thuốc không tham khảo chỉ định từ bác sĩ dẫn tới gặp những tác dụng phụ đáng tiếc. Sau đây là một số khuyến cáo chung về liều dùng Paracetamol:

Đối với người lớn

Liều dùng: mỗi lần uống thuốc hoặc đặt viên hậu môn cách nhau 4-6 giờ với liều lượng 325mg tới 650mg. Trường hợp sử dụng liều lượng cao tới 1000mg thì bạn nên dùng cách nhau từ 6 đến 8 giờ.

Trường hợp sử dụng viên nén 500mg thì nên uống 1-2 viên cho một lần uống và nên uống cách nhau ít nhất 4 giờ.

Mỗi lần dùng Paracetamol đặt hậu môn phải cách nhau ít nhất 4 giờ và không dùng quá 5 lần trong 24 giờ liên tiếp với liều lượng 75mg/kg.

Ngoài dạng viên nén thì nhiều người lớn tuổi còn được chỉ định dùng Paracetamol dạng dung dịch

Ngoài dạng viên nén thì nhiều người lớn tuổi còn được chỉ định dùng Paracetamol dạng dung dịch

Đối với trẻ em

Tùy theo cân nặng của cơ thể bé mà bố mẹ sử dụng liều lượng Paracetamol phù hợp:

Viên uống Paracetamol:

  • Trẻ sơ sinh: sử dụng 10-15mg/kg, mỗi lần uống cách nhau 6 đến 8 tiếng và có thể dùng 3 đến lần.
  • Trẻ lớn hơn cũng sử dụng 10-15mg/kg nhưng mỗi lần uống có thể cách nhau 4-6 tiếng, trong ngày dùng 4-6 lần nhưng không nên dùng quá nhiều lần trong vòng 24 giờ.

Viên đặt hậu môn chứa Paracetamol

  • Trẻ 6-11 tháng tuổi dùng 80mg cách nhau 6 giờ và không dùng quá 320mg/ngày.
  • Trẻ 12-36 tháng tuổi dùng 80mg cách nhau 4-6 giờ và không dùng quá 400mg/ngày.
  • Trẻ 3-5 tuổi dùng 120mg cách nhau 4-6 giờ và không dùng quá 600mg/ngày.
  • Trẻ 6-11 tuổi dùng 325mg cách nhau 4-6 giờ và không dùng quá 1650mg/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi dùng 650mg cách nhau 4-6 giờ và không dùng quá 3900mg/ngày.

6. Những tác dụng phụ của Paracetamol

Theo các chuyên gia, Paracetamol không để lại quá nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng chỉ định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhập viện vì sử dụng sai liều lượng Paracetamol và không theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc gặp tình trạng phát ban, ngứa và sưng ở lưỡi, môi và họng.. Một số người còn bị khó thở và mệt mỏi sau khi dùng thuốc Paracetamol. Thậm chí Paracetamol có thể gây hoại tử và bong da theo Cụ Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ. 
  • Bên cạnh đó, Paracetamol còn là nguyên nhân của các trường hợp hạ thân nhiệt và tăng huyết áp nếu người dùng cùng lúc sử dụng thuốc giảm huyết áp có chứa phenothiazin. Tùy trường hợp khó thở và hạ thân nhiệt, tăng huyết áp ít khi xảy ra nhưng người dùng thuốc nên cẩn trọng để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Nếu sử dụng thuốc xong cơ thể gặp các bất thường kể trên thì trước hết bạn nên dừng uống thuốc và sau đó theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Trường hợp triệu chứng ngày một trở nặng và không có dấu hiệu giảm dù bạn đã nghỉ ngơi và uống nhiều nước thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Nhiều trường hợp trở nặng đến nhập viện gấp do gặp phải tác dụng phụ của thuốc

Nhiều trường hợp trở nặng đến nhập viện gấp do gặp phải tác dụng phụ của thuốc

Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng đau, cảm cúm, sốt… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần xin tư vấn và được bác sĩ kê đơn. Với những triệu chứng nặng và dùng thuốc không thuyên giảm, bạn cần thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn cũng như có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ để thăm khám sức khỏe định kỳ thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây.

Bạn có thể liên hệ tới Hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.