Tin tức

Thuốc giãn cơ và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc

Ngày 21/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trong cuộc sống hiện đại, chứng đau cơ do chấn thương, hoạt động quá mức hoặc do hệ cơ xương khớp bị rối loạn rất thường gặp. Dựa vào mức độ và nguyên do gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc giãn cơ thích hợp. Bài viết sau sẽ đề cập đến những loại thuốc này cũng như những lưu ý khi dùng.  

1. Tổng quan về thuốc giãn cơ

1.1. Khái niệm giãn cơ

Chuột rút (còn gọi là co thắt cơ) là sự co thắt đột ngột, không tự chủ của các nhóm cơ, tình trạng này xảy ra do việc căng cơ quá mức. Chuột rút có liên quan đến các hiện tượng như: vai cứng, đau thắt lưng, viêm khớp, đau cổ, xơ hóa dẫn đến đau cơ.

Mặt khác, co cứng là tình trạng co thắt cơ dai dẳng gây căng cơ cản trở việc đi lại, nói chuyện hoặc vận động bình thường. Lý do là vì các bộ phận của tủy sống hoặc não chịu thương tổn có liên quan đến hoạt động. Các loại chuột rút có thể gặp phải như: tứ chi bị co cứng cơ, bại não, xơ cứng cột bên teo cơ, đau lưng bắt nguồn từ não tủy, đa xơ cứng.

1.2. Khái niệm thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là một loại thuốc điều trị triệu chứng chuột rút hoặc co thắt cơ. Thuốc được kê đơn với công dụng hỗ trợ làm dịu cơn đau và tình trạng khó chịu. Ngoài ra, còn có thuốc trị co thắt không kê đơn mà người bệnh có thể mua tại các quầy thuốc để điều trị các chứng đau nhức liên quan đến cơ.

Tổng quan giãn cơ và thuốc chống co thắt cơ

Tổng quan giãn cơ và thuốc chống co thắt cơ

2. Một số thuốc giãn cơ điều trị co thắt cơ bắp

2.1. Thuốc kê đơn

Các sản phẩm thuốc chữa chuột rút tác động đến hệ thành kinh, tạo ra công dụng an thần và chặn các tín hiệu được gửi từ dây thần kinh lên não. Kết quả là, các cơ được thư giãn và cơn đau giảm đi. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc chống co thắt trong 2 - 3 tuần vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.

Các phản ứng phụ thường thấy khi dùng thuốc trị cơ thắt bao gồm: Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, nước tiểu có màu tím, màu cam hoặc màu đỏ, căng thẳng, tụt huyết áp khi đứng. Trước khi dùng các sản phẩm thuốc này để chữa chứng chuột rút, bệnh nhân nên thảo luận về rủi ro và lợi ích của thuốc với bác sĩ.

Nhóm thuốc giãn cơ bao gồm: carisoprodol, chlorzoxazone, cyclobenzaprine, metaxalone, methoxamine, orphenadrine, tizanidine. Một vài sản phẩm thuốc có công dụng điều trị co thắt, chẳng hạn như tizanidine có thể được sử dụng để chữa chứng co cứng cơ. Tuy nhiên, cơ thắt cơ không thể sử dụng thuốc chữa co cứng để điều trị.

2.2. Thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn có sẵn cho những người gần đây đã bị co thắt cơ do các tình trạng như đau thắt lưng cấp tính hoặc đau đầu do căng thẳng. Trước khi dùng đến 1 trong 2 nhóm chống co thắt có kê đơn được nếu trên, bệnh nhân có thể áp dụng thử biện pháp này.

Thuốc không kê đơn thường được lựa chọn để chữa bệnh gồm: acetaminophen, NSAIDs hoặc sự kết hợp giữa cả hai. Dược sĩ hoặc bác sĩ có thể hỗ trợ bạn lựa chọn 1 trong các sản phẩm thuốc này.

Thuốc không kê đơn dùng để chữa cơ bắp cơ thắt do đau lưng hoặc căng thẳng

Thuốc không kê đơn dùng để chữa cơ bắp cơ thắt do đau lưng hoặc căng thẳng

2.2.1. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

NSAIDs có chức năng ức chế cơ thể sản sinh ra các chất gây đau và viêm. Bên cạnh các dạng viên nang, viên nén, hỗn hợp thì NSAIDs có sản xuất dạng viên nhai dùng cho trẻ nhỏ. Phản ứng phụ của dòng thuốc này gồm: chóng mặt, bụng đau. Thuốc Ibuprofen và thuốc Naproxen là những loại NSAIDs thường được kê đơn.

2.2.2. Acetaminophen

Acetaminophen ức chế cơ thể sản sinh ra một số chất gây đau. Acetaminophen có sẵn ở dạng viên nén và viên nang giải phóng tức thì, giải phóng kéo dài, viên nén tan dạng uống, viên nén nhai, dung dịch uống. Thấy buồn nôn và bụng đau âm ỉ là những phản ứng phụ thường thấy khi dùng thuốc acetaminophen.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc và cần có tư vấn của các bác sĩ, những người có chuyên môn trước khi dùng.

3. Thuốc giãn cơ dùng trong điều trị co cứng cơ

3.1. Thuốc kê đơn

Các loại thuốc điều trị co cứng chỉ được áp dụng để chữa chứng bệnh cơ co cứng, tuyệt đối không dùng để chữa cơ bắp co thắt. Các sản phẩm thuốc trị cơ cứng gồm:

  • Baclofen có công dụng làm giảm các biểu hiện của co cứng được hình thành từ bệnh đa xơ cứng. Loại thuốc này vẫn chưa có cơ chế hoạt động được biết rõ, nhưng Baclofen có thể cản các tín hiệu từ tủy sống dẫn đến co cứng cơ. Một số phản ứng khi dùng thuốc gồm: cơ thể suy nhược, chóng mặt, thấy mệt mỏi, buồn ngủ.

  • Dantrolene được chỉ định để chữa cơ co cứng do đột quỵ, dây thành kinh bị tổn thương trong chấn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng. Loại thuốc này giúp cơ cứng giãn ra, làm dịu cơn đau và giúp người bệnh hoạt động dễ dàng hơn bằng cách trực tiếp tác động lên cơ xương. Choáng, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt là các phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc.

  • Diazepam được bác sĩ kê toa để làm dịu cơ co cứng hình thành từ chấn thương hoặc bị viêm. Sản phẩm thuốc này có cơ thể vận hành bằng cách cho hoạt tính GAGB tăng lên nhằm ngăn cản các cơ co cứng. Bên cạnh đó, loại thuốc giãn cơ này còn có công dụng an thần. Phản ứng phụ gồm: mệt mỏi, buồn ngủ, cơ bắp bị suy nhược.

Thuốc Diazepam điều trị cơ co thắt

Thuốc Diazepam điều trị cơ co thắt

3.2. Các thuốc khác

Ngay cả khi không có chỉ định trên hướng dẫn sử dụng thuốc, nhưng bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc khác để chữa cơ co cứng. Các sản phẩm thuốc dưới đây có công dụng làm giảm các biểu hiện của co cứng cơ, mặc dù không phải là thuốc giãn cơ.

3.2.1. Benzodiazepin

Benzodiazepine là thuốc an thần giúp thư giãn cơ bắp. Tương tự như diazepam vừa kể trên, loại thuốc này vận hành bằng cơ chế gia tăng hoạt tính của GABA. Thuốc Benzodiazepin gồm các phản ứng phụ: buồn ngủ và các vấn đề liên quan đến trí nhớ và cân bằng. Cơ thể có thể hình thành thói quen khi dùng thuốc này, do đó trước khi dừng uống hoàn toàn, bệnh nhân cần phải giảm liều dùng xuống từ từ.

3.2.2. Clonidine

Clonidine vận hành bằng cách không cho tín hiệu được gửi từ dây thành kinh đến não hoặc hình thành nên công dụng an thần. Do tăng nguy cơ tác dụng phụ, không nên dùng clonidine với các thuốc giãn cơ khác. Ví dụ: việc dùng thuốc có thể khiến người bệnh tụt huyết áp khi kết hợp dùng clonidine và tizanidine.

3.2.3. Gabapentin

Gabapentin là thuốc điều trị co giật thường được kê toa để hỗ trợ chữa chứng co cứng cơ. Cơ chế vận hành của loại thuốc này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Thuốc Gabapentin điều trị cơ co cứng

Thuốc Gabapentin điều trị cơ co cứng

4. Cảnh báo về các loại thuốc giãn cơ kê đơn

Người bệnh có thể bị nghiện nếu lạm dụng thuốc trị co thắt như diazepam hoặc carisoprodol lâu ngày. Do đó, hãy đảm bảo rằng sử dụng thuốc theo bác sĩ đã hướng dẫn.

Việc dùng thuốc trị co thắt, co cứng cũng dẫn đến các biểu hiện tương tự cai nghiện, như: ảo giác xuất hiện, cơ thể co giật. Vấn đề này có thể cải thiện bằng cách giảm liều lượng dùng thuốc dần dần trước khi hoàn toàn dừng hẳn. Nếu bạn đã uống thuốc lâu ngày thì không nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức.

Ngoài ra, thuốc điều trị co thắt cơ có thể làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, khiến bạn khó tập trung hoặc tỉnh táo. Bệnh nhân không nên tham gia các hoạt động yêu cầu sự phối hợp hoặc cần tỉnh táo khi dùng thuốc giãn cơ, ví dụ như leo núi, lái xe hoặc dùng máy móc hạng nặng.

Bên cạnh đó, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về tâm thần hoặc não bị rối loạn, trên 65 tuổi, gan có vấn đề để được hướng dẫn dùng thuốc một cách an toàn.

Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như cai nghiện khi dùng thuốc giãn cơ

Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như cai nghiện khi dùng thuốc giãn cơ

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến mọi người những điều cần biết về thuốc giãn cơ. Rất mong những thông tin được chia sẻ hôm nay có thể giúp bạn sớm điều trị khỏi bệnh co thắt cơ và trở về cuộc sống như bình thường. Để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài đặt lịch thăm khám: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.