Tin tức
Thuyên tắc ối: Tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm
- 22/08/2022 | Siêu âm sản khoa phát hiện dị tật
- 16/11/2021 | Bác sĩ Sản khoa giải đáp chi tiết: khi nào chọn sinh mổ?
- 14/09/2021 | Bác sĩ Sản khoa giải đáp: nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?
1. Một số dấu hiệu thuyên tắc ối thường gặp
Khi nước ối, tóc, tế bào thai hay một số mảnh vụn,... qua đường nhau thai xâm nhập vào máu của sản phụ được gọi là thuyên tắc ối. Tình trạng này có thể dẫn tới những suy tim, phổi, rối loạn đông máu khiến bệnh nhân đột ngột tím tái, gây đe dọa tính mạng sản phụ. Các trường hợp may mắn được cứu sống có thể gặp phải những di chứng thần kinh rất nghiêm trọng.
Thuyên tắc ối dẫn tới suy hô hấp cấp
Với những sản phụ mắc bệnh đái tháo đường thì bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn. Thuyên tắc ối dù hiếm gặp nhưng được đánh giá là biến chứng sản khoa đáng sợ nhất. Những trường hợp gặp phải biến chứng này thường xảy ra trong cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra sau sinh hoặc sau mổ lấy thai.
Biến chứng sản khoa này diễn ra rất nhanh chóng, bệnh nhân có thể đột ngột gặp bị tụt huyết áp, da tím tái, phù phổi, co giật hay hôn mê, mất ý thức,... Phần lớn người bệnh bị ngừng tim phổi ngay trong những phút đầu tiên, sau đó là tình trạng rối loạn đông máu và đờ tử cung. Nếu không được mổ lấy thai kịp thời, có thể dẫn đến suy thai và không thể cứu được thai.
2. Những sản phụ có nguy cơ cao bị thuyên tắc ối
Tất cả các sản phụ ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị thuyên tắc ối. Tình trạng này có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Trong quá trình nạo hút thai hay truyền dịch ối hoặc một số chấn thương ở bụng cũng có thể dẫn đến thuyên tắc ối.
Thuyên tắc ối có thể xảy ra ở mọi sản phụ
Các trường hợp gặp phải biến chứng sản khoa này thường có một số đặc điểm như thai đã quá ngày, thai nhi lớn, mẹ bầu lo lắng, khó thở và có hiện tượng nôn mửa. Bên cạnh đó, những mẹ bầu đa thai hoặc khó khăn khi sinh gây ra những tổn thương ở cổ tử cung cũng làm tăng nguy cơ nước ối xâm nhập vào mạch máu. Thông thường, tình trạng nước ối xâm nhập vào tĩnh mạch tử cung xảy ra khi có 3 điều kiện như sau vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch tử cung và áp lực buồng tử cung cao.
Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối có thể kể đến như sau:
+ Nếu sinh con ở độ tuổi trên 35 thì nguy cơ bị thuyên tắc ối sẽ cao hơn những sản phụ khác.
+ Mang đa thai, sinh đẻ nhiều lần,... là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra những biến chứng sản khoa, trong đó bao gồm thuyên tắc ối.
+ Những bất thường về nhau thai, bất thường trong tử cung,...
+ Các trường hợp bị tiền sản giật, huyết áp cao và protein nhiều trong nước tiểu,...
+ Mổ lấy thai.
+ Rau bong non.
+ Suy thai, thai chết lưu.
3. Phương pháp chẩn đoán thuyên tắc ối
Để chẩn đoán thuyên tắc ối, các bác sĩ không chỉ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như da xanh tái, tụt huyết áp, khó thở, phù phổi,... mà còn chỉ định cho sản phụ thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như đo điện tim, kiểm tra về rối loạn đông máu,...
Truyền máu để điều trị thuyên tắc ối
Tuy nhiên, những phương pháp trên mới chỉ có thể đưa ra những dấu hiệu để hướng đến chẩn đoán tình trạng thuyên tắc ối mà chưa thể đưa ra được kết luận chắc chắn. Để có được kết quả chắc chắn hơn, cần thực hiện giải phẫu một số thành phần thai nhi như da, tóc, chất gây phân su,... có trong tuần hoàn phổi của sản phụ.
4. Dự phòng thuyên tắc ối bằng cách nào?
Thuyên tắc ối là một tình trạng cấp cứu sản khoa nguy hiểm và không điều trị được. Thuyên tắc ối diễn ra vô cùng nhanh chóng. Nếu xảy ra thuyên tắc ối, thai nhi có cơ hội sống khoảng 70% nhưng tỉ lệ tử vong của mẹ có thể lên đến 80%.
Trong cuộc chuyển dạ, các bác sĩ cần nhanh chóng phát hiện những triệu chứng bất thường để có thể kịp thời hồi sức tích cực cho người bệnh nhằm tăng cơ hội cứu sống được cả sản phụ và thai nhi.
Thăm khám thai định kỳ để phòng ngừa bệnh
Theo các chuyên gia, muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc chuyển dạ an toàn cho cả sản phụ và thai nhi, bạn cũng nên quản lý tốt thai kỳ bằng việc áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ:
+ Nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Lưu ý nên thực hiện ăn chín uống, sôi. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm tái, sống.
+ Mẹ bầu cũng không nên vận động quá sức, cần nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế lo lắng, căng thẳng.
Đặc biệt, cần thực hiện thăm khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tuy rằng không thể phòng ngừa được tình trạng thuyên tắc ối nhưng siêu âm và một số xét nghiệm trong quá trình thăm khám thai vẫn có thể giúp cảnh báo sớm một số dấu hiệu bất thường. Từ đó có thể phòng ngừa được những nguy cơ đáng tiếc. Mẹ bầu cũng nên lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói hoặc dịch vụ thăm khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.
Hiện nay, Chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín mà mẹ bầu hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn. Điểm mạnh vượt trội của MEDLATEC là quy tụ rất nhiều chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm phục vụ người bệnh. Cơ sở vật chất hiện đại, các trang thiết bị y khoa tiên tiến cũng hỗ trợ phát hiện sớm và giúp bác sĩ chẩn đoán hiệu quả những bất thường xảy ra đối với người bệnh.
Mẹ bầu có thể đến thăm khám trực tiếp tại MEDLATEC hoặc có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!