Tin tức
Tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường - đôi điều cần lưu ý
- 21/03/2022 | Những triệu chứng uốn ván bạn không nên bỏ qua
- 24/10/2020 | Vì sao tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu rất quan trọng?
- 27/04/2022 | Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và lưu ý khi tiêm
1. Bệnh uốn ván và vắc xin phòng uốn ván
1.1. Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, là bệnh có tính chất truyền nhiễm. Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể sẽ tạo ra một độc tố làm xuất hiện các cơn đau do co thắt cơ. Người bệnh thường bị cứng cơ hàm và các cơ ở cổ nên khó nuốt, khó mở miệng, các cơ hô hấp bị co cứng dẫn đến khó thở hoặc co cứng toàn thân.
Trực khuẩn Clostridium tetani - tác nhân gây bệnh uốn ván
1.2. Các loại vắc xin phòng uốn ván
Để phòng ngừa bệnh uốn ván, hiện có 4 loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi là:
- Vắc xin xin uốn ván và bạch hầu: DT.
- Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván: DTaP.
- Vắc xin bạch hầu và uốn ván: Td.
- Vắc xin uốn ván, ho gà, bạch hầu: Tdap.
Trong đó, vắc xin DT và DTaP được dùng để tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi, vắc xin Td và Tdap dùng để tiêm cho trẻ lớn hơn độ tuổi này và người lớn. Chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người lớn đều cần tiêm phòng uốn ván.
1.3. Rủi ro có thể gặp phải khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván
Sau khi tiêm vắc xin uốn ván có thể gặp một số biểu hiện sau:
- Sốt.
- Đỏ, sưng tấy hoặc đau ở vị trí tiêm.
- Buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ.
- Đau bụng hoặc tiêu chảy.
Tất cả biểu hiện này là hết sức bình thường vì nó là kết quả của quá trình cơ thể làm quen, phát huy tác dụng. Nếu bị chóng mặt, ù tai hoặc giảm thị lực thì người mới tiêm uốn ván nên gặp bác sĩ ngay.
Cũng như các loại vắc xin khác, sau tiêm vắc xin uốn ván vẫn có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm (thường rất hiếm gặp) như: dị ứng, khó thở, tim đập nhanh, co giật. Do đó, trước khi tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế cần khai báo đầy đủ thông tin về bệnh sử để bác sĩ biết và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp.
2. Những điều nên biết khi tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường
2.1. Thông tin bệnh sử cần cung cấp khi đi tiêm uốn ván ở trạm y tế phường
Các thông tin bệnh sử cần cung cấp cho y tá hoặc bác sĩ trước khi tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường gồm:
Trước khi tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường cần cung cấp thông tin tiền sử bệnh để bác sĩ được biết
- Tiền sử phản ứng hay dị ứng với một loại vắc xin nào đó.
- Tiền sử giảm ý thức, co giật kéo dài 7 ngày hay đã có hôn mê sau khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào trước đó.
- Có gặp vấn đề nào về hệ thần kinh hay bị co giật không.
- Đã từng bị sưng tấy hoặc đau nghiêm trọng tại vết tiêm vắc xin nào đó chưa, nhất là với vắc xin bạch hầu hoặc uốn ván.
Các thông tin được cung cấp này sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra quyết định chỉ định tiêm phòng, chống chỉ định hay hoãn tiêm.
2.2. Hiệu quả tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường như thế nào?
Từ lâu vắc xin phòng uốn ván đã được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nên thai phụ, trẻ sơ sinh, người có nguy cơ cao, người mới bị thương,... đều tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường, xã nơi mình cư trú. Thực tế triển khai chương trình tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế trên nhiều địa phương của cả nước đã cho thấy hiệu quả và lợi ích của công tác phòng ngừa bệnh lý này.
Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế xã phường, quy trình tiêm uốn ván được thực hiện một chiều rất bài bản. Người cần tiêm uốn ván sẽ trình sổ tiêm, đến phòng thăm khám để bác sĩ kiểm tra, tư vấn và chỉ định tiêm sau đó đến phòng tiêm. Sau khi tiêm xong cần lưu lại trạm y tế 30 phút để theo dõi sức khỏe rồi mới được ra về.
Điều bạn cần lưu ý là mỗi trạm y tế đều sẽ có quy định chọn một ngày nhất định trong tháng để tiêm vắc xin uốn ván nên nếu có ý định thực hiện mũi tiêm này thì cần nắm được lịch để tiêm đúng lịch. Có không ít người vì không nắm được điều này nên đã bỏ qua mất ngày tiêm và phải chờ tới tháng sau mới được tiêm.
Trạm y tế phường, xã là một trong các địa điểm được Bộ Y tế cấp vắc xin tiêm phòng uốn ván
Riêng với phụ nữ có thai, việc có kháng thể phòng uốn ván luôn cần thiết để bảo vệ thai nhi và thai phụ trước nguy hiểm gây ra bởi trực khuẩn uốn ván. Vì thế, phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, chú ý thời điểm tiêm mũi vắc xin uốn ván thứ 2 cần thực hiện trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
2.3. Lựa chọn nào khác ngoài tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường?
Việc tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường, xã đã giúp nhiều người tiết kiệm được nguồn chi phí tiêm phòng, thời gian đi lại (đối với những nơi cơ sở tiêm chủng dịch vụ ít và xa địa bàn cư trú). Tuy nhiên, điểm hạn chế ở địa điểm tiêm này là lịch tiêm cố định vào khoảng thời gian nhất định, nếu bỏ lỡ thì có khi phải chờ tới cả tháng sau mới tiêm được, dễ bị bỏ qua mất mũi tiêm.
Thêm vào đó, không phải trạm y tế phường, xã nào cũng có đầy đủ cơ sở vật chất, dịch vụ như mong muốn của người được tiêm chủng. Đó là chưa kể nhiều nơi còn bị thiếu nhân lực nên không có đầy đủ đội ngũ bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe trước tiêm chủng.
Để chủ động thời gian tiêm phòng, tránh tình trạng bị quá ngày hoặc bỏ mất mũi tiêm uốn ván, người cần tiêm chủng có thể lựa chọn tiêm dịch vụ. Các cơ sở tiêm uốn ván dịch vụ thường cung cấp môi trường tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát, khang trang, có thể kèm theo khu vui chơi cho trẻ,... nên sẽ mang lại trải nghiệm dễ chịu cho người được tiêm chủng.
Nhìn chung, tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường, xã vẫn đảm bảo về tính hiệu quả của vắc xin nhưng sẽ có những yếu tố khác biệt so với tiêm phòng ở cơ sở dịch vụ. Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế của mình mà người cần tiêm chủng có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Trung tâm tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn sẵn có vắc xin uốn ván được bảo quản đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế với môi trường tiêm chủng chất lượng, dịch vụ hoàn hảo, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn giỏi,... là địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu tiêm uốn ván, có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch tiêm nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!