Tin tức
Tiêm vắc xin phế cầu là gì và có nên tiêm cho trẻ không?
- 30/10/2019 | Giải đáp thắc mắc: vắc xin phế cầu là gì?
- 25/10/2019 | 5 điều cần biết về vắc xin ngừa phế cầu
- 21/10/2019 | Có nên tiêm vắc xin phế cầu không và lịch tiêm như thế nào?
1. Tiêm vắc xin phế cầu là gì?
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu ở trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng chính dễ bị mắc các bệnh gây ra do vi khuẩn này. Theo thống kê gần đây, tỷ lệ trẻ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng máu 20% và do viêm màng não là 30%.
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) - loại vi khuẩn nguy hiểm gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu ở trẻ
Vậy tiêm vắc xin phế cầu là gì? Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết để phòng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu. Một trong các loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn được lưu hành và đưa vào chương trình chủng ngừa tại Việt Nam đó là Synflorix. Synflorix có nguồn gốc từ Bỉ phòng ngừa được 10 chủng phổ biến nhất của phế cầu khuẩn - nhóm có nhiều khả năng gây nhiễm cho trẻ nhất ở giai đoạn 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.
Ngoài Synflorix, vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra còn có 2 loại khác là Prevenar 13 (ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn) và Pneumo 23 (ngừa 23 chủng phế cầu khuẩn). Các loại vắc xin này đều được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn nhưng không sử dụng vi khuẩn sống. Đây cũng là lý do các bậc phụ huynh có thể tiêm vắc xin phế cầu cùng lúc với các vắc xin phòng ngừa bệnh khác mà không cần phải tiêm cách tuần hay cách tháng như nhiều người vẫn nghĩ.
Trẻ nhỏ trên 6 tuần tuổi cần được tiêm vắc xin phế cầu càng sớm càng tốt
2. Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ hay không?
Ngoài thắc mắc tiêm vắc xin phế cầu là gì, nhiều cha mẹ còn tỏ ra đắn đo có nên tiêm vắc xin này hay không. Dù không bắt buộc nhưng các bác sĩ khuyến nghị cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ, thời điểm thích hợp nhất là khi trẻ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Việc tiêm phòng vắc xin phế cầu sẽ tạo ra sự miễn dịch chủ động cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non yếu rất dễ bị nhiễm phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix, trẻ nhỏ có thể xuất hiện một số phản ứng như: chán ăn, đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, chai cứng chỗ tiêm, sốt,… Đây là hiện tượng bình thường mà các bậc cha mẹ không cần lo lắng. Với những trường hợp như quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn, phát bản, tụ máu tại vị trí tiêm, chảy máu, sốt trên 40 độ,.. cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Tuy nhiên, những trường hợp này rất ít xảy ra.
Nên tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ để tránh các bệnh lý nguy hiểm
3. Những trường hợp nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu là gì?
Mỗi loại vắc xin khi tiêm vào cơ thể đều cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, vắc xin phế cầu cũng vậy. Đối tượng tiêm phòng phế cầu là trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, vì vậy trước khi tiêm, phụ huynh cũng như y bác sĩ cần phải xem xét yếu tố sức khỏe của trẻ để xác định có đủ điều kiện tiêm phòng hay không.
Tại thời điểm tiêm bé không bị sốt hay không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Căn cứ vào độ tuổi của trẻ mà số lượng mũi tiêm sẽ khác nhau. Cụ thể đó là:
-
Trẻ từ 6 tuần tuổi - 7 tháng: Bé cần tiêm 3 mũi chính và 1 mũi nhắc lại (3+1). Đây là liệu trình mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên liều tiêm phế cầu thứ nhất nên bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 tiêm cách liều 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 tiêm cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định tiêm cách liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.
-
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Trẻ sẽ được tiêm 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại (2+1). Đối với liều tiêm thứ 2 không nên tiêm ngay sau đó mà nên tiêm cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại sẽ được chỉ định tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi và cách liều thứ 2 ít nhất 2 tháng.
-
Trẻ trên 12 tháng tuổi: Có thể tiêm 1 - 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại. Và thời gian tiêm giữa các mũi tiêm với khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm tối thiểu là 2 tháng.
Khi tiêm cần đảm bảo theo liệu trình và thời gian tối thiểu giữa các mũi tiêm
Trẻ không đủ điều kiện tiêm vắc xin phế cầu bao gồm:
-
Trẻ có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm bắp như trẻ bị giảm tiểu cầu, trẻ có rối loạn đông máu,…
-
Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Trường hợp này có thể làm giảm mức độ đáp ứng kháng thể khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn.
-
Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần phải được theo dõi kỹ trong khoảng 48 - 72 giờ sau tiêm. Việc theo dõi trẻ sau chỉ định tiêm phòng giúp giảm nguy cơ ngừng thở hoặc suy hô hấp.
-
Trẻ đang bị các bệnh lý cấp tính hoặc sốt đột ngột thì chưa nên tiêm phòng vắc xin phế cầu.
-
Có nhiều em bé cơ thể nhạy cảm, dễ bị dị ứng với tất cả các thành phần của bất kỳ loại thuốc nào. Trường hợp này cha mẹ cần phải lưu ý xem trẻ bị dị ứng gì và cung cấp cho bác sĩ để phòng ngừa tối đa nguy cơ bị dị ứng sau khi tiêm vắc xin phế cầu.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin phế cầu là gì” cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến tiêm phòng phế cầu khuẩn cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu về tiêm vắc xin phế cầu và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phế cầu để có kế hoạch tiêm phòng cho trẻ theo đúng phác đồ đã được ban hành.
Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, sàng lọc trước tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng, mang đến chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!