Tin tức

Tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm cơ bản nhất

Ngày 26/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Kết quả xét nghiệm máu được sử dụng trong chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe và theo dõi trong quá trình điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự đọc kết quả xét nghiệm và hiểu được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ cách đọc kết quả xét nghiệm máu đơn giản, giúp bạn đọc hiểu phần nào khi nhận được kết quả xét nghiệm.

1. Một số xét nghiệm máu cơ bản

Để biết cách đọc xét nghiệm máu, trước tiên chúng ta cần nắm được một số loại xét nghiệm máu cơ bản. Tùy mục đích, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại xét nghiệm phù hợp, trong đó hai xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay là: xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa.

Có rất nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau

Có rất nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau

Phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn phần thường được chỉ định trong các buổi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh về máu, ví dụ: thiếu máu, rối loạn miễn dịch, nhiễm khuẩn, ung thư máu,… Đồng thời, bác sĩ còn kiểm tra được khả năng đông máu của người bệnh.

Phương pháp xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hàm lượng hóa chất trong máu, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán chức năng của gan, thận, hệ xương và hệ cơ,… Đối với xét nghiệm sinh hóa, mẫu xét nghiệm chính là huyết tương.

2. Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu và cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Các chỉ số đáng chú ý trong xét nghiệm máu là: Glucose, SGOT và SGPT, ure máu, GGT, Creatinin, Acid Uric, hCG và một số chỉ số thuộc nhóm mỡ máu…

2.1. Chỉ số Glucose

Chỉ số Glucose cho biết lượng đường huyết trong cơ thể là bao nhiêu, từ đó chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường; tình trạng rối loạn chức năng dung nạp hoặc rối loạn chuyển hóa glucose,…

Chỉ số Glucose thường có trong kết quả xét nghiệm máu

Chỉ số Glucose thường có trong xét nghiệm máu

Ở người khỏe mạnh, chỉ số glucose dao động trong khoảng 4.1 - 5.9 mmol/l, khoảng tham chiếu có thể thay đổi tùy thời điểm, giới tính cũng như máy chạy xét nghiệm. Trong trường hợp đường huyết tăng hoặc giảm ngoài ngưỡng kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu khác để chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe.

2.2. SGOT và SGPT

Khi tìm hiểu về cách đọc xét nghiệm máu, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu về chỉ số SGOT và SGPT. Hai chỉ số này phản ánh về tình trạng men gan, từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá chức năng gan.

Thông thường, chỉ số sẽ ở khoảng nhỏ hơn 50U/L (khoảng tham chiếu có thể thay đổi tùy thời điểm, giới tính, độ tuổi và máy chạy xét nghiệm). Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai chỉ số SGOT và SGPT tăng cao, khả năng bạn đang gặp một số tổn thương về gan như: viêm, xơ gan, thậm chí là ung thư gan,…

Ngược lại, khi chỉ số SGOT và SGPT giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc phụ nữ mang bầu đang bị tiểu đường thai kỳ. Chúng ta cần chủ ý theo dõi chỉ số SGOT và SGPT để kiểm soát sức khỏe gan.

2.3. Các chỉ số thuộc nhóm mỡ máu

Các chỉ số thuộc nhóm mỡ máu thường phản ánh về sức khỏe tim mạch, tình hình huyết áp. Những chỉ số quen thuộc là: Cholesterol máu, Triglyceride máu, HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol,…

Nắm được cách đọc xét nghiệm máu là điều cần thiết

Nắm được cách đọc xét nghiệm máu là điều cần thiết

Vậy các chỉ số thuộc nhóm mỡ máu dao động khoảng bao nhiêu là bình thường?

  • Cholesterol máu ở người trưởng thành thường nhỏ hơn 5.2 mmol/l, ở trẻ em thường nhỏ hơn 4.42 mmol/l.
  • Triglyceride máu thường dưới ngưỡng 1.7 mmol/l.
  • HDL - Cholesterol dao động khoảng từ 1.03 - 1.55 mmol/l.
  • LDL - Cholesterol dao động dưới 3.4 mmol/l.

Trong trường hợp các chỉ số thuộc nhóm mỡ máu tăng cao, bạn có khả năng mắc bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ,…

2.4. Ure máu

Ure máu được biết tới là sản phẩm không thể thiếu của quá trình chuyển hóa nitơ, nồng độ ure máu thay đổi dựa vào chức năng thận, quá trình dị hóa protein cũng như cân bằng điện giải. Ở người khỏe mạnh, chỉ số ure máu sẽ dao động khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng cao báo hiệu bệnh lý về thận với một số biểu hiện đi kèm như: sốt cao, đường tiểu bị tắc nghẽn, cơ thể mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng…

2.5. Chỉ số GGT

Tìm hiểu về cách đọc xét nghiệm máu, nhiều bạn thắc mắc chỉ số GGT là gì? GGT là tên viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase - một dạng enzyme có tác dụng chuyển hóa acid amin. Đồng thời enzyme GGT còn tham gia vào quá trình điều hòa glutathione trong cơ thể chúng ta.

Chỉ số GGT phản ánh về chức năng gan

Chỉ số GGT phản ánh về chức năng gan

Chỉ số GGT sẽ phản ánh chức năng gan, mật tương đối chính xác. Những người thường xuyên uống rượu bia có chỉ số GGT tương đối cao, vượt quá 55 U/L.

2.6. Chỉ số Creatinin

Khi nhận kết quả xét nghiệm máu, chúng ta không thể bỏ qua việc theo dõi chỉ số Creatinin, giúp phản ánh chức năng thận. Vốn dĩ, creatinin được lọc bởi cầu thận, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.

Thông thường, chỉ số creatinin ở nam và nữ giới sẽ có một chút chênh lệch, cụ thể: chỉ số creatinin ở nam giới dao động từ 74 - 120 umol/l, ở nữ giới là 53 - 100 umol/l.

Khi chỉ số creatinin tăng cao bất thường, bệnh nhân được chẩn đoán mắc một số bệnh, đó là: tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường hoặc các bệnh lý về thận… Trong trường hợp creatinin giảm mạnh thì có thể phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng hoặc mắc hội chứng tiết hormone.

2.7. Chỉ số Acid Uric

Chỉ số Acid Uric ở nam và nữ giới thường dao động lần lượt từ 180 - 420 umol/l và 150 - 360 umol/l. Khi chỉ số này tăng hoặc giảm đột ngột, các bạn cần đi kiểm tra chuyên sâu để xác định xem mình có gặp vấn đề sức khỏe nào hay không.

2.8. Xét nghiệm hCG

Xét nghiệm hCG thường dùng đối với phụ nữ khi muốn xác định xem họ có mang bầu hay không. Nếu chỉ số hCG cao hơn 25 mIU/m, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đã có em bé. Tuy nhiên, khi chỉ số này dao động từ 5 - 25 mIU/ml, bác sĩ chưa thể khẳng định người phụ nữ đang mang thai, họ cần thực hiện thêm một số kiểm tra chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Để chính xác nhất, vui lòng xem khoảng tham chiếu của các xét nghiệm ở phiếu trả kết quả xét nghiệm.

3. Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín

Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế là đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng, được đánh giá cao. Điều đó không chỉ thể hiện qua đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi mà còn được khẳng định khi MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ).

MEDLATEC là đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng, được các chuyên gia đánh giá cao

MEDLATEC là đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng, được các chuyên gia đánh giá cao

Ngoài việc lựa chọn xét nghiệm máu tại viện, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tận nơi chất lượng, uy tín và tiện lợi của MEDLATEC. 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn nắm được cách đọc kết quả xét nghiệm máu đơn giản và hiệu quả nhất. Xét nghiệm máu chính là một mục không thể thiếu khi bạn khám sức khỏe định kỳ, các kết quả sau thăm khám, xét nghiệm cũng như các tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ