Tin tức
Tìm hiểu về xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán đông máu
- 09/01/2020 | Xét nghiệm D-dimer khi mang thai giúp chẩn đoán bệnh lý huyết khối
- 12/03/2021 | Xét nghiệm D-dimer là gì? Đọc kết quả và lưu ý khi xét nghiệm D-dimer
1. Xét nghiệm D-dimer là gì?
Ở cơ chế bình thường trong cơ thể người luôn có quá trình đông máu và tan máu diễn ra đồng thời và cân bằng với nhau. Tuy nhiên, do một nguyên nhân hay tác động nào đó mà 2 quá trình này có diễn biến bất thường dẫn đến những tình trạng bệnh lý nhất định. D-dimer huyết tương là dấu hiệu gián tiếp của quá trình tiêu fibrin hoạt hóa.
Do vậy, xét nghiệm D-dimer được dùng để xác định quá trình đông máu có thể xảy ra. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tình trạng đông máu xảy ra ở một trường hợp nào đó.
Xét nghiệm D-dimer được dùng để xác định tình trạng đông máu
2. Những trường hợp nào cần làm xét nghiệm D-dimer?
Đây là một xét nghiệm liên quan đến những bất thường trong máu. Do vậy, xét nghiệm này được chỉ định cho những mục đích cơ bản:
Chẩn đoán tình trạng bất thường của bệnh nhân
Việc lấy mẫu máu xét nghiệm D-dimer thường được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu bất thường như:
-
Chân tay sưng phù nề, bị đổi màu một bên.
-
Bệnh nhân có dấu hiệu thuyên tắc phổi như: khó thở, nhịp tim nhanh, ngực đau, ho ra máu,…
-
Hoặc các trường hợp chấn thương khác dẫn đến bầm tím hay có dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến máu do chấn thương.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý huyết khối
Xét nghiệm nhằm để chẩn đoán trong những trường hợp có dấu hiệu tắc mạch phổi. Mục đích nhằm chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch, có ghi nhận D-dimer tăng bất thường. Thường gặp nhất là những bệnh nhân đang nằm liệt giường, xét nghiệm D-dimer tăng, có nguy cơ tăng đông máu. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ có phương án phòng ngừa biến chứng.
Theo dõi bệnh lý huyết khối
Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lý huyết khối, xét nghiệm D-dimer có tác dụng giúp đánh giá quá trình điều trị, phòng tránh tái phát.
Xét nghiệm D-dimer được chỉ định cho những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lý về huyết khối
3. Các phương pháp xét nghiệm D-dimer
Hiện nay, y học đang áp dụng 2 phương pháp chính trong xét nghiệm D-dimer:
Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex
Đây là phương pháp test khi thấy có dấu hiệu cục đông máu hình thành, giúp chẩn đoán tình trạng đồng huyết khối rải rác trong lòng mạch. Xét nghiệm này có độ nhạy không cao, kết quả sẽ không chính xác nếu như chỉ có 1 cục đông máu hình thành.
Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy
Phương pháp này được tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch. Mục đích nhằm xác định nồng độ D-dimer. Phương pháp này có độ nhạy rất cao, cho kết quả có độ chính xác cao. Xét nghiệm này được áp dụng chính trong quá trình tiếp nhận, chẩn đoán tình trạng bệnh nhân để lấy kết quả làm cơ sở cho quá trình điều trị sau đó.
4. Quy trình xét nghiệm và ý nghĩa kết quả
D-dimer là xét nghiệm sinh hóa không quá phức tạp nhưng vẫn cần tuân thủ các quy trình nhất định nhằm cho kết quả chính xác:
Quy trình thực hiện xét nghiệm
Chuẩn bị ống ống nghiệm chứa chất chống đông Citrat 3.8% để chứa mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm. Kỹ thuật thuật thực hiện bao gồm thử nghiệm Latex và đo độ đục miễn dịch.
Xét nghiệm D-dimer mang lại nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm
D-dimer âm tính hoặc chỉ số bình thường: có thế kết luận bệnh nhân không bị tình trạng vỡ cục máu đông bất thường. Hoặc bệnh nhân có nguy cơ huyết khối ở mức trung bình thấp. Với những trường hợp chỉ có 1 cục máu đông xuất hiện thì kết quả xét nghiệm cũng cho âm tính.
D-dimer dương tính: kết quả này cho thấy tình trạng thoái hóa Fibrin trong huyết tương đang có sự bất thường bởi khả năng tăng cao. Nguyên nhân chính là do tình trạng tan cục máu đông.
Xét nghiệm này không chỉ chỉ ra chính xác vị trí hay nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, kết quả dương tính cũng gặp ở những trường hợp bị chấn thương nặng, ung thư, đang trong thai kỳ…. Trong nhiều trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ cần chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm hỗ trợ để xác định chuẩn xác hơn tình trạng của bệnh nhân.
Những lưu ý trong xét nghiệm D-dimer
Với xét nghiệm này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
Trước khi xét nghiệm: không ăn uống trong khoảng từ 8 đến 12 giờ trước lấy máu. Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Trong và sau khi xét nghiệm: nhân viên thực hiện thủ thuật cần thực hiện đúng kỹ thuật về vị trí lấy máu, sử dụng kim tiêm vô trùng, ống nghiệm chuẩn và sát khuẩn sau khi lấy máu.
5. Xét nghiệm D-dimer ở đâu?
Xét nghiệm D-dimer có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp chẩn đoán các bệnh lý về huyết khối, theo dõi quá trình điều trị. Nhất là chẩn đoán các tình trạng: bệnh lý ác tính, chấn thương, đông máu, ung thư, nhiễm trùng, đông máu rải rác, tiền sản giật, nhồi máu cơ tim, xơ gan, hậu phẫu,… để có hướng điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ hàng đầu chuyên thực hiện các xét nghiệm y khoa từ cơ bản đến chuyên sâu.
Bệnh viện có ưu thế nhờ sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị tiên tiến, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, đáp ứng hơn 2000 loại xét nghiệm khác nhau.
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn của MEDLATEC
Khi tiến hành xét nghiệm D-dimer tại MEDLATEC, khách hàng sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng, chẩn đoán sơ bộ và tiến hành xét nghiệm đảm bảo an toàn.
Đồng thời, với quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chuyên nghiệp, chi phí khám chữa bệnh hợp lý, áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí khi khách hàng thăm khám tại Bệnh viện, giúp mang lại cảm giác thoải mái và hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu thực hiện xét nghiệm D-dimer và các loại xét nghiệm khác tại MEDLATEC vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!