Tin tức
Tim nằm bên nào và cách để có một trái tim khỏe mạnh
- 06/12/2022 | Tim người có mấy ngăn và hoạt động như thế nào?
- 08/12/2022 | Kỹ thuật ECMO - thở không cần tim, phổi và những điều nên biết
- 08/12/2022 | Quả tim và cấu tạo của tim - những điều không phải ai cũng biết
1. Tim nằm bên nào và có chức năng gì?
1.1. Tim nằm ở phía bên nào của cơ thể?
Khi được hỏi về vấn đề tim nằm bên nào, chắc hẳn ai cũng sẽ trả lời rằng tim nằm ở bên trái. Vậy thực chất, vị trí của trái tim là ở bên nào, liệu có đúng nằm ở bên trái hay không?
Thực tế, tim người nằm bên trái lồng ngực. Cụ thể nó nằm ở khoảng giữa của trung thất bên trong lồng ngực và nằm bên dưới lồng xương sườn; chếch về bên trái xương ức và ở giữa phổi.
Hình ảnh mô phỏng giúp hình dung tim nằm bên nào của cơ thể
Nhìn từ bên ngoài, dễ dàng nhận thấy tim được hình thành từ cơ tim. Những cơ tim này co bóp mạnh mẽ và bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể. Trên bề mặt của tim là các động mạch vành, có vai trò cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim. Bên cạnh đó, các mạch máu chính đi vào tim bao gồm tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Động mạch phổi khi đi ra khỏi tim sẽ mang theo máu có hàm lượng oxy thấp đến phổi, trong khi đó, máu từ động mạch chủ thoát ra và mang theo máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể.
1.2. Chức năng của tim là gì?
Tim là cơ quan quan trọng thuộc hệ tuần hoàn, hoạt động giống như một chiếc máy bơm với vai trò bơm máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đi tới đến các cơ quan, tế bào và mô để duy trì hoạt động sống cho cơ thể.
Trung bình, tim đập khoảng 100.000 lần/ngày để thực hiện chức năng bơm máu của mình. Máu do tim bơm giúp cơ thể có được một lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, nhờ đó mà hoạt động của cơ bắp cùng các cơ quan có thể diễn ra bình thường. Không những thế, máu còn mang carbon dioxide cùng các chất thải không tốt trở lại phổi rồi loại bỏ chúng ra bên ngoài.
Những chức năng này của tim đều được thực hiện dựa trên sự duy trì và phối hợp với toàn bộ hệ thống cơ quan khác của cơ thể nhằm ổn định huyết áp và kiểm soát nhịp tim, cụ thể là:
Hoạt động của tim giúp cho máu được đến khắp các bộ phận để duy trì sự sống cho cơ thể
- Với hệ thần kinh: hệ thần kinh có vai trò kiểm soát nhịp tim bằng cách gửi tín hiệu để tim biết nên đập chậm hơn khi cơ thể nghỉ ngơi và đập nhanh hơn khi cơ thể căng thẳng.
- Với hệ thống nội tiết: hệ nội tiết sẽ gửi ra các hormone để mạch máu giãn ra hoặc co lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. Hormone của tuyến giáp cũng sẽ làm cho nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn.
2. Một số biện pháp giúp cho trái tim được khỏe mạnh
Khi đã biết được tim nằm bên nào và có chức năng ra sao có lẽ bạn đã hiểu duy trì sự khỏe mạnh cho trái tim chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và sự sống của mỗi người. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn đạt được mục đích đó:
Khám tim mạch định kỳ là giải pháp tốt nhất để kiểm tra và bảo vệ sức khỏe cho tim
- Luyện tập thể dục
Mỗi ngày dành 30 phút và duy trì khoảng 5 ngày/tuần để tập bài tập phù hợp với thể trạng như: lên xuống cầu thang bộ, đi bộ, chạy bộ,... sẽ rất tốt cho sự khỏe mạnh của trái tim.
Khi mới bắt đầu tập bạn chỉ nên tập với cường độ nhẹ nhàng, khi đã quen hơn thì hãy tăng dần cường độ hoặc tăng thêm thời gian lên một chút. Ngoài ra, khi làm việc thỉnh thoảng bạn cũng nên đứng lên vận động nhẹ nhàng để vừa giảm cân, vừa tốt cho cuộc sống vừa có được một trái tim khỏe mạnh.
- Tránh xa thuốc lá
Trong khói thuốc lá có rất nhiều loại hóa chất độc hại với sức khỏe nói chung và trái tim nói riêng. Người hút thuốc không chỉ tự đầu độc chính mình mà còn vô tình làm hại đến sức khỏe của những người xung quanh.
Đối với trái tim, hút thuốc lá là hành động góp phần làm xơ vỡ động mạch vành. Nếu cai thuốc lá được hơn một năm thì nguy cơ bị đau tim sẽ thấp hơn so với người nghiện thuốc.
- Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn lành mạnh nên được tăng cường các loại rau xanh, cá, trái cây. Không những thế, trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày cũng nên hạn chế ăn nhiều muối, tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn và chứa chất kích thích,... vì chúng đều góp phần làm tăng cholesterol gây hại trực tiếp đến tim mạch và huyết áp.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc
Có một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết để duy trì năng lượng và sự khỏe mạnh cho cơ thể. Hàng ngày mỗi người nên duy trì ngủ 7 - 8 giờ, tránh thức khuya. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng người trẻ tuổi và người trung niên nếu ngủ đủ 7- 8 giờ/ ngày sẽ ít có dấu hiệu mắc bệnh tim hơn so với người ngủ mỗi ngày chưa được 5 giờ hoặc ngủ quá 9 giờ.
- Tránh tâm lý căng thẳng
Tạo cho mình tâm lý vui vẻ, lạc quan không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn rất có lợi với hệ tim mạch. Khi cảm thấy căng thẳng, bạn hãy tìm đến các câu chuyện, bài hát, tập yoga, thiền, bơi lội,... sẽ rất tốt để cho đầu óc được thư giãn. Hoặc bạn cũng có thể dành thời gian đi tán gẫu với bạn bè, đây cũng là cách để giảm stress rất tốt.
Hy vọng rằng với nội dung được chia sẻ trên đây bạn đọc cuối cùng cũng đã trả lời được tim nằm bên nào. Bên cạnh những điều chỉnh trong chế độ ăn, sinh hoạt, tâm lý,... như đã nói đến thì thăm khám định kỳ cũng là việc bạn nên làm để theo dõi, đánh giá và kịp thời phát hiện ra bất thường tại tim từ đó có biện pháp xử lý sớm, tránh được những nguy hại cho sức khỏe và sự sống của chính mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!