Tin tức

Tổng hợp những cách đơn giản khắc phục chai tay chân hiệu quả

Ngày 26/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chai chân tay rất thường gặp và có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Chai tay chân có thể điều trị dứt điểm nếu ta tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chai tay chân

Vùng da ở chân hoặc tay bị hóa sừng được gọi là hiện tượng chai tay chân. Đặc điểm chai rất dễ nhận biết. Đó chính là những lớp dày sừng khum lên, khi sờ vào có cảm giác rất cứng, thường có hình tròn và màu ngà hoặc vàng.

Cầm bút nhiều gây chai tay

Cầm bút nhiều gây chai tay

Hiện tượng này tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân có cảm giác e ngại khi giao tiếp với người đối diện. Hơn nữa, khi vùng ranh giới giữa phần da chai và da lành bị nứt khiến người bệnh bị đau, thậm chí có thể gây bội nhiễm.

Những phần da thường xuyên tiếp xúc, cọ sát với một vật nào đó sẽ có nhiều nguy cơ bị chai tại chính điểm tiếp xúc. Chẳng hạn, thường xuyên cầm bút viết, thường xuyên lái xe máy có thể dẫn đến chai tay hoặc thường xuyên sử dụng các dụng cụ lao động như cuốc xẻng, máy hàn xì,… cũng có thể dẫn đến tình trạng chai tay. Đối với những trường hợp bị chai chân, nguyên nhân thường là do các ngón chân bị ép sát vào nhau khi đi giày.

Đi giày chật dẫn đến chai chân

Đi giày chật dẫn đến chai chân

Bên cạnh đó, một số trường hợp bị chai còn có thể là do nhiễm trùng khiến phần chai này xuất hiện nhân ở giữa, chẳng hạn như dị vật, gỗ hay một số tác nhân gây viêm khác. Khi nhân có chứa huyết thanh, người bệnh sẽ bị đau dữ dội.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng chai tay chân còn có thể do thói quen chống tay trên bàn, thường xuyên chơi đàn, đi chân trần, không đi tất khi đi giày,… và một số thói quen khác.

2. Phương pháp đơn giản giúp cải thiện chai tay chân

Khi bị chai tay chân, bạn cần lưu ý uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp với thoa kem dưỡng ẩm đều đặn. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế những thói quen cọ xát để tránh chai tay.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

- Sử dụng dầu ô liu:

Đây là một loại dầu có chứa nhiều vitamin E, rất hiệu quả trong việc làm mềm tóc và dưỡng da. Đối với những trường hợp bị chai tay, chai chân, hãy dùng dầu ô liu để mát xa vùng da bị chai khoảng 3 đến 5 phút mỗi ngày. Sau khi mát xa xong, hãy rửa lại bằng nước ấm và lau khô da.

Dùng dầu ô liu để cải thiện vùng da bị chai

Dùng dầu ô liu để cải thiện vùng da bị chai

- Sử dụng giấm trắng: Không chỉ là một nguyên liệu trong chế biến món ăn, giấm trắng còn có tác dụng kháng viêm, tẩy da chết, đồng thời tái tạo và giúp phục hồi da. Do đó, bạn có thể cải thiện tình trạng chai da tay, chân bằng giấm trắng.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn pha giấm với nước trắng theo tỉ lệ 1:3. Sau đó, nhúng bông và đắp lên vùng da bị chai. Dùng băng dính để cố định bông và để qua đêm. Sau đó, gỡ băng và thực hiện tẩy tế bào da chết. Tiếp đó, bôi dưỡng ẩm để làn da của bạn thêm mịn màng.

- Nước cốt chanh: Dùng chanh để chà xát lên vùng da bị chai. Thực hiện trong vòng 1 đến 2 phút và sau đó dùng nước ấm để rửa sạch da. Lưu ý, trong chanh có chứa nhiều axit nên không lạm dụng mà chỉ nên thực hiện 2 đến 3 lần trong một tuần.

- Muối: Ngâm tay với nước muối ấm trong khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày, vùng da bị chai của bạn sẽ được cải thiện. Đây là phương pháp đơn giản và không hề tốn kém.

- Đu đủ: Cắt đu đủ thành từng miếng và ép lên vùng da bị chai trong khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.

- Sử dụng hành tây: Đây cũng là phương pháp khá phổ biến và cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Thái lát hành tây và đắp lên vùng da bị chai, có thể dùng gạc hoặc băng dính để cố định lại. Sau đó, để qua đêm. Chất oxy hóa và một số chất trong hành tây sẽ giúp chữa lành những tổn thương của da và cải thiện tình trạng bong tróc da, chai sạn da. Sau một đêm đắp hành tây, cần rửa sạch vùng da bị chai với nước ấm hoặc xà phòng.

Để những phương pháp nêu trên đạt được hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Những trường hợp bị chai nặng, những phương pháp này có thể cho hiệu quả không đáng kể.

3. Phòng ngừa chai tay chân bằng phương pháp nào?

Chai tay chân rất dễ tái phát, do đó, bạn hãy áp dụng những cách sau đây để phòng tránh tình trạng này:

- Không nên đi giày quá cao, giày quá chật hoặc có mũi quá nhỏ để tránh bị chai chân.

- Dùng nước muối ấm để ngâm tay và chân. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày sẽ giúp làn da của bạn trở nên mềm mại hơn và giảm nguy cơ tái phát tình trạng chai da.

Bôi kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa chai tay

Bôi kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa chai tay

Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng chai da tay, da chân vẫn không được cải thiện hoặc tình trạng chai tay chân có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị. Cụ thể, cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện tình trạng sau:

- Vùng da bị chai có hiện tượng biến dạng bất thường, nhất là đối với trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường.

- Vùng da chai có cảm giác đau nhức, loét, chảy mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng.

Hiện nay, Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về da, trong đó bao gồm tình trạng chai tay chân. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia Da liễu đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm. Các thiết bị máy móc hiện đại cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng hơn.

Vì thế, nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe làn da hoặc có những dấu hiệu bất thường cần được kiểm tra, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.