Tin tức
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ
- 23/03/2022 | Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do đâu và cách xử lý
- 01/11/2023 | Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em
- 29/08/2024 | Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em – ba mẹ nên biết
1.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Dưới đây là một số biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ:
Trẻ biếng ăn và quấy khóc có thể do trào ngược dạ dày
- Trẻ hay nôn.
- Trẻ biếng ăn.
- Thường xuyên bị tỉnh giấc.
- Quấy khóc.
- Tăng cân chậm
- Trẻ bị thiếu máu.
- Đối với trẻ lớn hơn: Có biểu hiện đau ở vùng xương ức, thường xuyên ợ nóng.
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ
2.1. Trào ngược sinh lý
Thông thường tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý sẽ không quá nguy hiểm và thường giảm dần sau khi 1 tuổi. Cụ thể, hiện tượng trào ngược axit dạ dày có thể là do những lý do sau:
- Cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa ổn định và khoảng cách giữa dạ dày và lồng ngực khá ngắn
- Cơ thắt thực quản của trẻ cũng chưa phát triển toàn diện nên chưa hoạt động thực sự hiệu quả.
- Do thực phẩm: Một số món ăn quen thuộc của trẻ như sữa, bột và cháo. Những món ăn này dễ dàng đi qua khe hở nhỏ của cơ vòng và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, sữa công thức cũng khó tiêu hơn sữa mẹ và nếu trẻ ăn sữa ngoài thì sẽ có nguy cơ trào ngược cao hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Tư thế cho bú không đúng, nhất là tư thế cho bé nằm ngang cũng có thể khiến cho bé bị trào ngược dạ dày.
2.2. Do bệnh lý
Nếu trào ngược dạ dày ở trẻ là do bệnh lý thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan và cần đưa trẻ đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.
- Một số bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày (các trường hợp hợp bệnh nặng),... chính là nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày
- Nhiễm trùng, bại não,... hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng khác cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
3. Biến chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Trẻ bị trào ngược dạ dày cần được điều trị sớm. Nếu phát hiện và điều trị bệnh quá muộn, trẻ có thể phải đối mặt với một số biến chứng như sau:
Trào ngược dạ dày ở trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm
- Gây viêm thực quản với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó bao gồm bệnh Barrett thực quản khiến cho việc ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn vì ống thực quản bị hẹp và thức ăn khó lưu thông từ miệng xuống dạ dày.
- Gây ho kéo dài: Nếu tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài, trẻ có nguy cơ bị ho kéo dài, thở khò khè, dây thanh ở cổ họng dày lên do ảnh hưởng từ axit dạ dày. Đối với những trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị hen suyễn.
- Ngoài ra, trào ngược dạ dày có thể gây viêm tai, viêm xoang, mòn răng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương.. từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
4. Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ bằng cách nào?
Cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày để có cách xử trí hợp lý. Nếu tình trạng này là do bệnh lý, tùy theo mỗi bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bị trào ngược dạ dày là do sinh lý, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bệnh:
Cho trẻ nằm gối cao sau khi bú sữa
- Đối với trẻ nhỏ
● Nên chia nhỏ lượng sữa của trẻ, trung bình mỗi cữ bú của trẻ chỉ nên ở khoảng 30 đến 60ml.
● Khi cho trẻ bú, mẹ nên bế trẻ lên ở tư thế cao đầu. Nếu trẻ bú nhiều thì nên cho trẻ nghỉ giữa mỗi cữ bú và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi, sau đó mới tiếp tục cho trẻ bú. Không nên bế vác trẻ lên vai sau khi trẻ vừa bú xong để tránh tình trạng nôn trớ vì dạ dày bị chèn ép.
● Có thể pha thêm bột gạo hay ngũ cốc vào sữa để giúp sữa đặc hơn. Từ đó, trẻ sẽ giảm nhu cầu sữa, giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn, giảm nôn trớ.
● Sau khi trẻ ăn xong, nên để trẻ nằm với gối cao khoảng 30 độ so với bề mặt giường để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
- Đối với trẻ lớn:
● Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn và đồ uống có tính kích thích dạ dày như các loại thức ăn cay, chua, cà phê,... vì những loại thực phẩm này có thể khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
● Nếu trẻ bị trào ngược do dị ứng với các loại sữa công thức, sữa bò,... mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên và lựa chọn những loại sữa uống phù hợp hơn với trẻ.
Đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường
Với những trường hợp bị trào ngược dạ dày ở trẻ do sinh lý thì việc chăm sóc đúng cách có thể giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã chăm sóc trẻ đúng cách nhưng biểu hiện của bệnh vẫn kéo dài và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Hiện nay, Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín mà các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con đến thăm khám và chữa bệnh. MEDLATEC không chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao mà còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của MEDLATEC luôn nhiệt tình tiếp đón và hướng dẫn chi tiết cho quý khách hàng, giúp khách hàng luôn có cảm giác an tâm và thoải mái khi lựa chọn và thăm khám tại MEDLATEC.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm cho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!