Tin tức

Trước khi đi khám sức khỏe có được ăn sáng không?

Ngày 09/03/2020
Khám sức khỏe định kỳ tầm soát bệnh lý là một trong những hoạt động được thực hiện nhằm duy trì, kéo dài cuộc sống. Trước khi thực hiện kiểm tra sức khỏe có rất nhiều thắc mắc đối với khách hàng thực hiện khám ở lần đầu tiên và một trong số những câu hỏi điển hình đó là đi khám sức khỏe có được ăn sáng không?

1. Vì sao khám sức khỏe định kỳ quan trọng?

Cha ông ta từ xa xưa đã đúc kết “có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì”, câu nói này có nghĩa: muốn làm bất cứ việc gì dù đi học, đi làm, nội trợ cho gia đình,... đều cần có sức khỏe mới thực hiện được. Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống con người được nâng cao nhưng kéo theo tồn đọng đó là ô nhiễm môi trường - một trong những yếu tố nguy cơ tiềm tàng khiến tăng khả năng mắc bệnh gia tăng. 

Dù ở bất cứ độ tuổi nào bạn cũng nên thực hiện khám định kỳ

Dù ở bất cứ độ tuổi nào bạn cũng nên thực hiện khám định kỳ

khám sức khỏe tổng quát đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về thực tế sức khỏe của bạn, giúp phòng hoặc phát hiện sớm bệnh lý (nếu có), tăng khả năng và hiệu quả điều trị, chi phí điều trị bớt tốn kém hơn.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều nên làm với tất cả mọi người. Theo đó, khám định kỳ chính là thước đo để điều chỉnh lại lối sống sao cho phù hợp, khoa học, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo bạn sẽ có sức khỏe tốt nhất cho tương lai.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 06 tháng đến 01 năm một lần đối với người có sức khỏe bình thường và đối với người có mắc bệnh lý nên thực hiện khám định kỳ tối thiểu 02 lần/năm.

2. Có nên ăn sáng trước khi khám sức khỏe hay không?

Thông thường, Khám sức khỏe tổng quát định kỳ sẽ bao gồm 1 số bước cơ bản như: khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm,... Để không ảnh hưởng tới kết quả khám, bạn nên uống nước lọc trước khi khám, không nên uống nước có gas, cồn và sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không nên ăn sáng,... Nếu bạn ăn sáng sẽ ảnh hưởng tới những kết quả xét nghiệm sau:

Thực hiện xét nghiệm máu là bước không thể thiếu khi kiểm tra sức khỏe

Thực hiện xét nghiệm máu là bước không thể thiếu khi kiểm tra sức khỏe

Xét nghiệm Glucose (đường máu)

Xét nghiệm Glucose hay còn được gọi với tên quen thuộc là xét nghiệm đường máu. Mục đích của xét nghiệm này nhằm kiểm tra lượng đường trong máu ở mức trung bình, cao hay quá thấp. Nếu nồng độ vượt quá mức tiêu chuẩn cũng là hồi chuông cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, bạn nên nhịn ăn uống trong khoảng thời gian 8 - 12 giờ.

Xét nghiệm Cholesterol (mỡ máu)

Để đánh giá nồng độ mỡ trong máu cao hay thấp, ngoài các kỹ thuật chuyên sâu khác thì xét nghiệm mỡ máu là điều không thể thiếu. Các mảng bám ở thành động mạch sẽ được tạo thành khi lượng mỡ trong máu quá cao, là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm.

Cũng tương tự như xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu được yêu cầu không nên ăn uống trong khoảng thời gian từ 8 - 12 giờ trước khi thực hiện. Lưu ý, người bệnh chỉ nên uống nước lọc trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm nồng độ Vitamin

Vitamin giúp cung cấp, nuôi dưỡng hoạt động sống của cơ thể. Xét nghiệm vitamin để kiểm tra, đánh giá cơ thể có đầy đủ hay thiếu hụt các vitamin quan trọng như: Vitamin D, Vitamin A, Vitamin B12,... Để kết quả xét nghiệm hoàn toàn chính xác, yêu cầu bắt buộc đó là người bệnh cần nhịn ăn (8 - 12 giờ), không sử dụng các khoáng chất trong vòng 1 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm. 

Siêu âm là một trong những danh mục không thể thiếu của khám tổng quát. Để kết quả siêu âm được chuẩn xác, quá trình quan sát, chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ dễ dàng hơn, bạn sẽ được yêu cầu nhịn tiểu và uống nhiều nước, qua đó kiểm tra các bộ phận như: túi tinh, tuyến tiền liệt đối với nam giới và buồng trứng, cổ tử cung, bàng quang đối với nữ giới. Đặc biệt, nếu ăn rồi thì túi mật co lại khó quan sát các tổn thương bên trong bộ phận này.

Ngoài khám thông thường, đối với những danh mục khám chuyên sâu hơn như nội soi dạ dày thì tuyệt đối bạn không được ăn sáng để quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, dễ dàng giúp bác sĩ phân tích được kết quả chính xác. Bạn sẽ hiểu được thực tế sức khỏe của bản thân và có giải pháp bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Bác sĩ tư vấn cặn kẽ kết quả khám sức khỏe cho bệnh nhân

Bác sĩ tư vấn cặn kẽ kết quả khám sức khỏe cho bệnh nhân

Để nhịn ăn sáng không trở thành nỗi ám ảnh mỗi lần đi khám sức khỏe, bạn nên tới bệnh viện vào sáng sớm sau khi thức dậy và nạp ngay năng lượng sau khi thăm khám xong, tránh nhịn đói quá lâu dẫn tới mệt mỏi.

3. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở đâu thì tốt?

Ngoài thắc mắc khám sức khỏe có nên ăn sáng thì việc lựa chọn địa chỉ khám uy tín sẽ là câu hỏi nhiều bạn đọc đặt ra. Thông thường, để khám tổng quát diễn ra nhanh chóng với chi phí hợp lý, thời gian linh động, thoải mái, khách hàng mong muốn tìm được bệnh viện có những yêu cầu cơ bản dưới đây:

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện, niềm nở, lắng nghe ý kiến khách hàng.

- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, quy trình khám chữa bệnh được áp dụng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Các gói khám tổng quát với mức giá niêm yết, công khai được xây dựng từ cơ bản tới chuyên sâu.

Khách hàng thực hiện khám tổng quát định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Khách hàng thực hiện khám tổng quát định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Với 24 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là bệnh viện chăm sóc sức khỏe tin cậy của khách hàng trên cả nước đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khám sức khỏe bên trên. Đặc biệt, khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, khách hàng còn được áp dụng bảo hiểm y tế và bảo lãnh viện phí nhằm giảm thiểu tối đa gánh nặng tài chính trong quá trình thăm khám, bảo vệ và kiểm tra sức khỏe.

Lưu ý: để tránh gây hiểu lầm mặc định trong tâm lý của một số khách hàng đó là “luôn phải nhịn đói từ 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm. Nhưng, không phải xét nghiệm nào cũng cần nhịn đói, có rất nhiều xét nghiệm không cần nhịn ăn như: xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp, tổng phân tích máu,...

Những thông tin trên đây phần nào đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “đi khám sức khỏe có được ăn sáng không” và địa chỉ khám tổng quát uy tín tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành trong cả nước. Hy vọng rằng, thông qua nội dung bài viết, bạn đọc đã trang bị được cho mình phần nào kiến thức trước khi đi khám sức khỏe.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về khám tổng quát, các chỉ số khi xét nghiệm, nên hay không nên ăn sáng trước khi khám sức khỏe, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kỹ lưỡng nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.