Tin tức
Tư vấn: Suy thận cấp có nguy hiểm không?
- 09/10/2020 | Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận
- 02/10/2020 | Những thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân suy thận
- 07/11/2020 | Tiểu nhiều có phải là dấu hiệu của suy thận?
1. Sơ lược về căn bệnh suy thận cấp
Trước khi tìm hiểu suy thận cấp có nguy hiểm không thì bạn phải biết căn bệnh này như thế nào? Nguyên nhân ra sao?
1.1. Khái niệm suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm hoặc ngừng chức năng lọc máu của cầu thận xảy ra trong thời gian ngắn, vài giờ hoặc vài ngày và có khả năng hồi phục. Bệnh nhân bị suy thận cấp sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
-
Đi tiểu ít hoặc vô niệu.
-
Hai chân bắt đầu thấy phù ở mắt cá hoặc cả bàn chân.
-
Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó thở.
-
Xét nghiệm thấy ure và creatinin trong máu tăng cao hơn bình thường.
-
Huyết áp có thể tăng cao hoặc thấp, xuất hiện các vết bầm và chảy máu không rõ nguyên nhân,...
Phù là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân suy thận cấp
1.2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận cấp
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy thận cấp hiện nay. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra một số tác nhân phổ biến mà mọi người cần lưu ý bao gồm:
-
Các bệnh nhân bị chảy máu do chấn thương, đại phẫu thuật, phá thai, xuất huyết tiêu hóa hay nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim, nhiễm trùng huyết,... dẫn đến tình trạng sốc, giảm thể tích máu hiệu dụng tới thận hoặc giảm áp lực lên cầu thận.
-
Sốc phản vệ do quá mẫn cảm, tình trạng tan máu cấp, tắc nghẽn ống thận do hemoglobin,... cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp.
-
Các bệnh lý cầu thận, bệnh ở các mạch máu trong thận hay ống thận cũng là yếu tố làm suy giảm chức năng lọc máu và đào thải các chất của thận.
-
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp còn xuất phát từ các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu nhiw tắc ống thận, sỏi thận, cục máu đông, hoại tử u nhú, tắc ống niệu quản, niệu đạo,...
Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ có nguy cơ dẫn đến suy thận cấp
2. Vậy bị suy thận cấp có nguy hiểm không?
Thận là một trong những cơ quan cực kỳ quan trọng và mang yếu tố quyết định đến khả năng lọc máu cũng như đào thải độc tố của cơ thể. Chính vì vậy mà bất kể một yếu tố nào tác động đến thận đều dẫn đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào từng biến đổi khác nhau trong thận.
Do đó mà không ít người nảy sinh nghi vấn, suy thận cấp có nguy hiểm không? Theo đó, chúng ta có thể căn cứ vào quá trình tiến triển của suy thận cấp với 4 cấp độ dưới đây kèm những triệu chứng để đánh giá mức độ tình trạng:
-
Giai đoạn 1: 24 giờ đầu bệnh nhân cảm thấy mệt, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần, vô niệu. Lúc này, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh tiến triển sang giai đoạn 2.
-
Giai đoạn 2: toàn phát với các triệu chứng nặng và các biến chứng, thậm chí người bệnh có thể tử vong. Thiểu, vô niệu, phù. Tùy tình trạng mà vô thiểu niệu có thể xuất hiện rất nhanh. Cùng với đó là đi kèm triệu chứng thừa dịch như phù phổi, suy tim ứ huyết.
-
Giai đoạn 3: Lượng nước tiểu dần trở lại bình thường, trung bình 5 - 7 ngày.
-
Giai đoạn 4: bệnh nhân dần hồi phục, tùy theo nguyên nhân, có thể mất từ 2 - 6 tuần, trung bình khoảng 4 tuần.
Tùy vào mỗi cấp độ khác nhau mà câu trả lời cho nghi vấn suy thận cấp có nguy hiểm không cũng có sự thay đổi. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà bác sĩ đưa ra tiên lượng về tình trạng suy thận cấp.
Trước đây, suy thận cấp là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, có khi lên đến hơn 80%. Bệnh xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh chóng trong thời gian ngắn với những biến chứng như tăng Kali máu, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, các vấn đề về tim mạch,...Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại như ngày nay, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận cấp đã giảm đáng kể, ở vào khoảng 50%.
Các bệnh nhân tử vong do suy thận cấp thường rơi vào đối tượng như sốc nhiễm trùng, xuất huyết, suy hô hấp, chấn thương nặng, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền,... Trong những trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bằng những phương pháp tích cực, suy thận cấp hoàn toàn có thể khống chế được, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tử vong.
3. Nên làm gì khi bị suy thận cấp?
Từ những giải thích nói trên về câu hỏi suy thận cấp có nguy hiểm không đã chứng minh rằng đây là một căn bệnh không hề đơn giản và nhất định không được chủ quan. Do đó, nếu được chẩn đoán suy thận cấp thì bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh bệnh ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, người bị suy thận cấp còn phải lưu ý những vấn đề sau:
-
Người bệnh cần phải hiểu rõ các vấn đề có thể xảy ra, đặc biệt là những biến chứng kế phát từ suy thận cấp.
-
Tìm hiểu kỹ lưỡng về những chất độc cũng như cơ chế làm việc của thận để có phương pháp chăm sóc bản thân tốt hơn.
-
Tránh xa những thói quen gây hại cho cơ thể trong sinh hoạt, làm việc, ăn uống, đặc biệt là stress kéo dài.
-
Xây dựng một lối sống khoa học, cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về sử dụng thuốc, các thực phẩm, thức uống cần kiêng cữ trong quá trình điều trị,...
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ kể cả khi bệnh đã được đẩy lùi.
-
Ngay khi có biểu hiện bất thường thì phải liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị để đưa ra hướng xử lý an toàn nhất.
-
Đặc biệt, không được tự ý điều trị hoặc bỏ ngang liệu trình mà bác sĩ đang sử dụng vì sẽ khiến bệnh trở nên nguy hiểm và đôi khi còn đe dọa tính mạng.
-
Những đối tượng như người cao tuổi, người có bệnh lý nền cần được chăm sóc kỹ lưỡng vì nguy cơ tử vong rất cao.
Cần kiểm tra định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe ở người bị suy thận cấp
Hy vọng những chia sẻ nói trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề suy thận cấp có nguy hiểm không. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác muốn được tư vấn hay đặt lịch kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56 để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!