Tin tức
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì: Top những loại thực phẩm cần tránh
- 01/09/2023 | Tìm hiểu về chi phí đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần
- 01/09/2023 | Điều trị sóng cao tần u tuyến giáp an toàn, hiệu quả cùng MEDLATEC
- 21/11/2024 | Bị u tuyến giáp có ăn được rau cải không? Nắm rõ câu trả lời để bảo vệ sức khoẻ
1. Lý do khiến bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần kiêng một số loại thực phẩm
Bệnh nhân khi mắc ung thư tuyến giáp cần kiêng một số các loại thực phẩm nhằm:
- Kiểm soát lượng i-ốt: I-ốt không chỉ là nguyên liệu sản xuất hormone tuyến giáp mà còn là công cụ quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Việc điều chỉnh lượng i-ốt trong chế độ ăn có thể hỗ trợ quá trình điều trị, giúp tăng hiệu quả của liệu pháp i-ốt phóng xạ;
- Hỗ trợ quá trình điều trị: Một số phương pháp điều trị duy trì bằng thuốc hoặc phóng xạ có thể được tiến hành sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Quá trình này có thể khiến người bệnh chịu tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng, khó nuốt và rối loạn tiêu hóa. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng này và cải thiện sức khỏe tổng thể;
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần kiêng một số loại thực phẩm nhằm hỗ trợ quá trình điều trị
- Kiểm soát cân nặng: Cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của tuyến giáp. Sự thay đổi cân nặng đột ngột có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng tuyến giáp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể;
- Rút ngắn thời gian hồi phục: Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Việc tránh xa các thực phẩm không lành mạnh như rượu bia, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật), thực phẩm chế biến sẵn hoặc quá mặn, quá ngọt sẽ giúp kiểm soát viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
2. Người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Hãy tham khảo một số nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh dưới đây:
Sản phẩm từ đậu nành chưa lên men
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa các chất có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây cản trở quá trình hấp thu i-ốt - nguyên liệu quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như cải xoăn, cải bruxen và củ cải chứa một lượng đáng kể Isothiocyanates. Chất này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Để giảm thiểu tác hại, nên chế biến chín các loại rau này trước khi ăn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất phụ gia, calo rỗng và chất béo bão hòa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp cũng như hiệu quả của thuốc.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần kiêng ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Nội tạng động vật
Mặc dù nội tạng động vật có thể là nguồn thực phẩm sạch nếu không sử dụng hóa chất, nhưng chúng chứa nhiều axit alpha lipoic, cholesterol, chất béo bão hòa… có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp khi tiêu thụ quá mức, đồng thời gây tác động tiêu cực đến hiệu quả của thuốc điều trị.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là với những người không dung nạp gluten. Việc tiêu thụ gluten khiến nguy cơ mắc các tuyến giáp tăng cao. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm không chứa gluten có thể mang lại lợi ích cho người tuyến giáp.
Chất xơ và đường
Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể khiến quá trình hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp bị cản trở. Ngoài ra, để kiểm soát tuyến giáp người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ đường và các chất tạo ngọt. Việc này giúp ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
3. Những loại thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tuyến giáp. Đặc biệt, lượng magie có trong các loại rau này đóng vai trò như một chất xúc tác giúp kích hoạt quá trình trao đổi chất của tuyến giáp, hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cần đặc biệt lưu ý lượng ăn vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại rau lá xanh là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân và hạt bí không chỉ là nguồn cung cấp magie dồi dào mà còn cung cấp protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E và B tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp.
Vitamin chống oxy hóa và vitamin B
Vitamin A, C, và E giúp bảo vệ và phục hồi tổn thương ở tuyến giáp. Thực phẩm giàu vitamin B nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Kẽm, đồng và sắt
Kẽm, đồng và sắt là các khoáng chất thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Kẽm hỗ trợ tăng mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp), đồng giúp sản sinh hormone tuyến giáp. Sắt đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì chức năng tuyến giáp. Bạn nên ăn nấm, rau mồng tơi hoặc củ cải.
I-ốt
Việc bổ sung đủ i-ốt ở mức vừa đủ trong chế độ ăn giúp hạn chế nguy cơ hình thành tuyến giáp.
Selen
Selen là khoáng chất quan trọng trong việc điều tiết mức độ hormone T3. Bằng việc sử dụng các thực phẩm tự nhiên như gan bò, cá hồng, cá ngừ, tôm, nấm… bạn đã bổ sung lượng selen cần thiết cho cơ thể.
Omega-3
Bạn có thể bổ sung Omega-3 vào chế độ ăn thông qua các nguồn thực phẩm như các loại cá, tôm, thịt bò, đậu nành…
Với lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì như trên, hy vọng mang đến cho bạn đọc những thông tin tham khảo hữu ích. Bạn đọc có thêm thắc mắc cần giải đáp về bệnh lý ung thư tuyến giáp hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!